Nếu bạn đã đọc qua loại hình Restorative Yoga là gì? và lợi ích của Restorative Yoga, thì bạn cũng đã biết rằng Yoga Restorative là một trong những loại Yoga được khuyến khích cho những người đang muốn phục hồi chấn thương nhanh, hoặc những người muốn giảm các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi. Điểm đặc biệt trong các tư thế của Yoga phục hồi là đảm bảo rằng người tập sẽ thật thoải mái và di chuyển chậm để có thể hạn chế các chấn thương có thể xảy ra đồng thời điều chỉnh tâm trí của bạn trong các tư thế và hơi thở.
Nếu bạn đang quan tâm đến loại hình phục hồi bạn có thể tham khảo các động tác cơ bản của loại hình Restorative Yoga bên dưới và xem có hợp với bạn không nhé, chú ý các động tác, tư thế đều liên quan đến việc sự dụng đạo cụ để hỗ trợ, đây là trọng tâm của loại hình này, điều này đảm bảo rằng các Yogi được thoải mái và có thể tập các động tác một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm:
- 11 dấu hiệu báo bạn cần bổ sung Yoga vào cuộc sống
- 10 bí quyết giúp duy trì việc tập luyện Yoga mỗi ngày
- 3 lưu ý việc tập yoga trong từng giai đoạn thai kỳ
Legs Up the Wall Pose (Viparita Karani – Tư thế duỗi chân lên tường)
Nay khi vừa nghe tên bạn cũng có thể mường tượng ra động tác này tập như thế nào rồi phải không, rất đơn giản, động tác này chỉ cần bạn nằm xuống sàn nhà và đặt trải dài chân lên tường. Tuy nhiên trong Yoga phục hồi để thực hiện động tác này bạn cần một chiếc thảm tập Yoga hoặc khăn trải thảm, điều này không chỉ giúp bạn giữ vệ sinh cho cơ tể khỏi tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà mà còn giúp bạn thực hiện động tác một cách thoải mái nhất mà không ảnh hưởng như đau vùng hông hoặc xương sống, nhưng bạn nên chú ý nên chọn loại thảm hoặc khăn trải thảm dày một chút nhé.
Lợi ích của Viparita Karani
- Làm giảm các vấn đề về đau chân, tê mỏi chân
- Massage nhẹ nhàng ở phía chân sau, sau cổ
- Giảm đau lưng nhẹ
- Làm dịu tâm trí
Những người không nên tập tư thế này:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Bị tăng nhãn áp
- Có vấn đề về cô và xương sống
Supported Bridge Pose (Setu Bandha Sarvangasana – Tư thế cây cầu)
Động tác này bạn sẽ phải cần một tấm thảm, bạn sẽ uốn cong đầu gối và đặt một chiếc gạch tập Yoga ngay bên dưới hông của bạn. Hãy nhớ giữ vai và bàn chân của bạn bằng phẳng trên tấm thảm, đầu gối và chân của bạn ở một góc 90 độ. Cũng giống như trong các tư thế khác trong Restorative Yoga, việc sử dụng gạch yoga trong tư thế này giúp bạn dễ dàng thực hiện động tác, đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu ở các cơ bắp chân và hông và mông. Động tác này rất giúp cái thiện chứng đau lưng, hông cho những người làm việc mà phải ngồi lâu như tài xế, văn phòng…
Lợi ích của Setu Bandha Sarvangasana
- Làm dịu não và giúp giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ
- Thư giãn cơ thể
- Giảm đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Những người không nên tập tư thế này:
- Cẩn thận nếu bạn có vấn đề với khớp gối, lưng và cổ
- Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt.
- Bệnh tăng nhãn áp
- Bị vấn đề về huyết áp
Supported Child’s Pose (Balasana – Tư thế đứa trẻ)
Khi chúng ta nghe đến đứa trẻ thì sẽ liên tưởng ngay là sẽ dễ, nhưng không đâu, động tác này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm về Yoga hoặc là bạn phải có huấn luyện viên kèm lúc tập luyện, và tất nhiên nó sẽ không dành cho người mới bắt đầu. Động tác này sẽ đòi hỏi bạn có một sự dẻo dai nhất định khi gập bụng xuống và một số người mới bắt đầu thì sẽ khó có thể thực hiện. Động tác này bạn phải tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn nên tất nhiên bạn sẽ cần một chiếc thảm để giúp bạn giữ vệ sinh cho cơ thể.
Lợi ích của Balasana
- Tăng cường khả năng linh hoạt của cơ thể, mắt cá chân, đùi và háng, bụng và ngực.
- Làm săn chắc các cơ bắp được tác động
- Cải thiện tư thế
- Kích thích các cơ quan của vùng bụng và cổ
Những người không nên tập tư thế này:
- Huyết áp cao hoặc thấp
- Đau nửa đầu
- Mất ngủ
- Chấn thương lưng hoặc chấn thương cổ
Standing Forward Bend (Uttanasana)
Tư thế Uttanasana đòi hỏi bạn phải có một chút dẻo dai của cơ thể nhất là phần hông, đùi và khớp gối, nhìn vào hình minh họa chúng ta cũng có thể đoán được mình có khả năng tập hay không, động tác gập người là một tư thế khó vì thế nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc bạn có thêm hình hơi béo một chút thì sẽ khó thực hiện, vì thế mẹo cho người mới tập là nên tập thật chậm cố gắng từ từ và thật nhẹ nhàng và dần dần các khớp xương của bạn sẽ quen và dần dần bạn sẽ dễ tập hơn, một mẹo khác là bạn có thể gập khớp gối lại thể có thể dể thực hiện hơn, đồng hời không nên duỗi khớp gối và khóa lại vì như vậy chúng ta rất dễ bị chấn thương ở vùng đầu gối và xương sống. Mặc dù khó nhưng động tác này mang đến rất nhiều lợi ích.
Lợi ích của Uttanasana
- Làm dịu não và giúp giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ
- Kích thích gan và thận
- Kích thích bắp chân và hông
- Tăng cường đùi và đầu gối
- Cải thiện tiêu hóa
- Giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
- Giảm mệt mỏi và lo lắng
- Giảm đau đầu và mất ngủ
- Điều trị hen suyễn, huyết áp cao, vô sinh, loãng xương và viêm xoang
Những người không nên tập tư thế này:
- Chấn thương đầu gối, khớp gối
- Chấn thương vùng xương sống
- Phải thật cẩn thận không nên chủ quan vì những Yogi mới tập thường sẽ bị chấn thương rất cao.
Lotus Pose (Padmasana – Tư thế hoa sen)
Quá quen thuộc với những Yogi đã tập lâu, động tác Lotus Pose (tư thế hoa sen) thuộc các động tác cơ bản nhất của loại hình liên quan đến thiền định, tịnh tâm như Hatha Yoga, Kundalini, Iyengar Yoga. Động tác này thường được tập nhiều nhất ở các lớp Yoga với tư thế bạn hoàn toàn cảm thấy được thư giản và nhẹ nhàng đây là tư thế lý tưởng cho các bài tập thở và kỹ thuật thiền. Ngày nay bạn có thể bắt gặp kiểu ngồi của người ấn độ cũng tương tự như động tác này, với lưng tẳng và tâm trì bình tĩnh, yên bình và tập trung hơi thở, động tác vô cùng nhẹ nhàng nhưng nếu bạn biết phối hợp với hơi thở và thiền định thì bạn sẽ nhận được những lợi ích rất lớn. Trong Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng, tư thế Lotus còn được gọi là Vajra.
Và một ý nghĩa sâu xa hơn của động tác này, sỡ dĩ gọi là tư thế hoa sen là tâm ta được ví như búp hoa sen và khi được kết hợp với những yếu tố “tự nhiên” thì tâm ta sẽ nở hoa giống như hoa sen.
Để thực hiện Lotus Pose, ngồi chéo chân trên thảm tập Yoga với lòng bàn chân hướng lên trên trần nhà (trong thiền thì chúng ta hay gọi là ngồi tư thế kiết già). Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn được đặt ở vị trí thoải mái nhất và nếu bạn thấy một dấu hiệu đau hoặc khó chịu thì bạn nên hỏi huấn luyện viên vì có thể bạn đã đặt chân sai và có thể dẫn đến chấn thương mắt cá chân. Giữ thẳng lưng và để vào lòng, khi bạn tập động tác này quan trọng nhất là tập trung vào hơi thở đều đặn. Và đừng làm tư thế này nếu bạn đang có vấn đề ở đầu gối.
Lợi ích của Padmasana
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Giảm căng cơ
- Kiểm soát huyết áp
- Thư giãn tâm trí
- Giúp phụ nữ có thai trong khi sinh con
- Giảm khó chịu kinh nguyệt
Những người không nên tập tư thế này:
- Chấn thương mắt cá chân hoặc đầu gối
- Tập một mình nhưng không có kinh nghiệm
Tổng kết bài viết Các động tác cơ bản của loại hình Restorative Yoga
Nếu như bạn đang có vấn đề về chấn thương, hoặc tâm trí bất ổn thì có thể tập thử loại hình Restorative Yoga, các động tác chủ yếu dựa trên nền tảng Hatha Yoga và Iyengar Yoga nên nếu bạn đã tập 2 loại hình này trước đó thì bạn sẽ tiếp cận rất dễ dàng với Restorative Yoga. Đây cũng là một sự lựa chọn thêm cho các Yogi mới, hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều kiến thức về Yoga. Nếu như có thời gian rãnh thì hãy tập luyện Yoga ngay nhé, Hebe Yoga chúc bạn có những giờ phút tập luyện vui vẻ.
Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu [phần 1]
Xem thêm:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các dụng cụ tập Yoga thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0931.310.269 . Hebe Yoga sẽ tư vấn cho bạn những dụng cụ Yoga tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
[kc_row _id=”625732″][kc_column width=”12/12″ video_mute=”no” _id=”749624″][techmarket_products_carousel orderby=”date” order=”desc” _id=”136740″ shortcode_tag=”recent_products” ca_responsive=”eyIxIjp7ImNhX3Jlc19icmVha3BvaW50IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3BlcnJvdyI6IjEiLCJjYV9yZXNfc2xpZGVzdG9zaG93IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3Rvc2Nyb2xsIjoiIn19″ per_page=”14″ ca_slidesperrow=”7″ ca_slidestoshow=”7″ title=”Dụng cụ tập Yoga”][/techmarket_products_carousel][/kc_column][/kc_row]
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân cùng cùng sở thích tập Yoga giống bạn nhé, Chúc bạn có những giây phút tập Yoga thật hiệu quả và vui vẻ.
Tổng hợp | Biên tập: Ken Luz