Loại hình Sivananda Yoga là một trong những trường phái Yoga đáng để bạn khám phá nếu bạn đang tìm kiếm một loại hình toàn diện những vẫn đảm bảo các yếu tố sức khoẻ, tinh thần và trí tuệ. Trong loại hình Sivananda Yoga có 12 tư thế cơ bản được thực hành theo thứ tự cụ thể và trong quá trình tập luyện bạn sẽ được cảm nhận 5 yếu tố cơ bản trong triết học Yoga bao gồm: Thư giản – thiền định, chế độ ăn uống, hơi thở thích hợp, luyện tập (asana) và suy nghĩ tích cực. Và nếu bạn đang quan tâm đến Sivananda Yoga thì hôm nay Hebe Yoga sẽ giới thiệu cho bạn các động tác cơ bản của loại hình Sivananda Yoga và xem bạn có hợp với loại hình này không nhé.
Xem thêm:
- 5 cách tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của bạn
- 10 bí quyết giúp duy trì việc tập luyện Yoga mỗi ngày
- 3 lưu ý việc tập yoga trong từng giai đoạn thai kỳ
Shoulder Stand (Sarvangasana – tư thế đứng trên vai)
Đúng như tên của nó, tư thế này liên quan đến việc nâng cơ thể của bạn lên không trung với tất cả trọng lượng của cơ thể được dồn hết lên vai của bạn. Bạn nên cẩn thận khi thực hiện tư thế này vì có thể xảy ra chấn thương nếu bạn không kiểm soát được thăng bằng của cơ thể.
Nếu bạn là người mới tập thì có lẽ hơi khó để thực hiện vì chúng đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong việc giữ thăng bằng, vì thế nếu bạn muốn thực hiện động tác này thì bạn nên tìm đến một mép tường và nhờ mặt đứng bức tường giúp bạn thực hiện động tác này dễ hơn, ngoài ra bạn có thể dùng khăn xếp làm nhiều lớn để có thể nâng đỡ phần vai của bạn chắc chắn hơn. Ngoài ra một biến thể của động tác này là dùng khuỷu tay để hỗ trợ trọng lượng cơ thể.
Lợi ích của Sarvangasana
- Thư giản tĩnh mạch hệ thần kinh
- Giảm lo âu, mất ngủ và khó chịu
- Hỗ trợ rối loạn tiêu hóa
Những người không nên tập tư thế này:
- Phụ nữa đang bị hành kinh
- Huyết áp cao
- Bệnh tăng nhãn áp
- Bong võng mạc
- Phụ nữ mang thai
- Có vấn đề chấn thương về cổ, xương sống và vai
Plough Pose (Halasana – tư thế cái cày)
Cũng tương tự như động tác Sarvangasana, nhưng có phần khó hơn thay vì duỗi thẳng chân lên không trung và tập trung trọng lượng vào vai thì Halasana sẽ cần bạn kéo dài lưng dưới và uốn cơ thể của bạn thành hình một cây cầu. Động tác này đòi hỏi sự linh hoạt và sự tập trung của bạn, nếu bạn là người mới tập hoặc cơ thể bạn không dẻo dai thì bạn nên tập dần dần, tránh trường hợp kéo dãn quá sức sẽ ảnh hưởng đến phần cột sống và nguy cơ chấn thương rất cao. Nếu bạn không có người hướng dẫn thì không nên tập động tác này tại nhà vì có nguy cơ chấn thương cao
Lợi ích của Halasana
- Làm dịu bộ não
- Kích thích các cơ quan vùng bụng và tuyến giáp
- Kéo giãn vai và cột sống
- Giúp cơ thể linh hoạt hơn
- Giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi
- Điều trị đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang
Những người không nên tập tư thế này:
- Têu chảy
- Hành kinh
- Chấn thương cổ
- Hen suyễn và huyết áp cao
- Phụ nữ mang thai
- Không nên thực hiện tư thế này nếu bạn chưa có kinh nghiệm tập Yoga trừ khi bạn có sự giám sát của một người hướng dẫn có kinh nghiệm.
10 cách tránh chấn thương khi tập Yoga cho người mới bắt đầu
Cobra Pose (Bhujangasana – Tư thế rắn hổ mang)
Corbra Pose có tác dụng tuyệt vời trong việc massage lưng, làm săn chắc cơ bắp cánh tay và làm giảm đau lưng. Để thực hiện động tác này chúng ta chỉ cần nằm sấp với bàn chân được duỗi và hướng thẳng về phía sau. sau đó chống tay và nâng phần phía trên lên với sự chống đỡ của 2 cánh tay để vùng lưng của bạn tạo thành hình vòm và nâng đầu lên trần nhà.
Cũng giống như Seated Forward Bend, động tác này sẽ cần sự linh hoạt của cột sống, vì thế hãy tập chậm để có thể tránh những chấn thương nhé.
Lợi ích của Bhujandasana
- Thư giảm cột sống
- Cải thiện phổi, vai và bụng
- Kích thích các cơ quan bụng
- Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi
- Giúp tim và phổi khỏe hơn
- Làm dịu cơn đau thần kinh tọa
- Điều trị hen suyễn.
Những người không nên tập tư thế này:
- Chấn thương vùng lưng
- Bị vấn đề về cổ tay
- Đau đầu
- Phụ nữ đang mang thai
Standing Forward Bend (Uttanasana – tư thế gập người)
Tư thế Uttanasana đòi hỏi bạn phải có một chút dẻo dai của cơ thể nhất là phần hông, đùi và khớp gối, nhìn vào hình minh họa chúng ta cũng có thể đoán được mình có khả năng tập hay không, động tác gập người là một tư thế khó vì thế nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc bạn có thêm hình hơi béo một chút thì sẽ khó thực hiện, vì thế mẹo cho người mới tập là nên tập thật chậm cố gắng từ từ và thật nhẹ nhàng và dần dần các khớp xương của bạn sẽ quen và dần dần bạn sẽ dễ tập hơn, một mẹo khác là bạn có thể gập khớp gối lại thể có thể dể thực hiện hơn, đồng hời không nên duỗi khớp gối và khóa lại vì như vậy chúng ta rất dễ bị chấn thương ở vùng đầu gối và xương sống. Mặc dù khó nhưng động tác này mang đến rất nhiều lợi ích.
Lợi ích của Uttanasana
- Làm dịu não và giúp giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ
- Kích thích gan và thận
- Kích thích bắp chân và hông
- Tăng cường đùi và đầu gối
- Cải thiện tiêu hóa
- Giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
- Giảm mệt mỏi và lo lắng
- Giảm đau đầu và mất ngủ
- Điều trị hen suyễn, huyết áp cao, vô sinh, loãng xương và viêm xoang
Những người không nên tập tư thế này:
- Chấn thương đầu gối, khớp gối
- Chấn thương vùng xương sống
- Phải thật cẩn thận không nên chủ quan vì những Yogi mới tập thường sẽ bị chấn thương rất cao.
Triangle Pose (Trikonasana – tư thế hình tam giác)
Triangle Pose sẽ là một trải nghiệm tốt về nếu bạn đang muốn tập luyện sự thăng bằng và điều chỉnh các tư thế, so với các động tác phía trên thì Triangle có phần nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, tuy nhiên nếu bạn là người mới tập thì nên cẩn thận vì động tác này tuy dễ nhưng cũng có thể xảy ra các chấn thương ngoài ý muốn, ngoài ra nếu bạn là người mới tập thì nên tập thật chậm và vừa sức vì nếu cố quá bạn có thể bị đau và cũng có thể bị chấn thương.
Lợi ích của Trikonasana
- Tăng cường sự dẻo dai của đùi, đầu gối và mắt cá chân
- Kéo giản hông, háng, vai, ngực và cột sống
- Kích thích các cơ quan vùng bụng
- Giúp giảm stress
- Cải thiện tiêu hóa
- Giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
- Làm giảm đau lưng, đặc biệt là qua ba tháng cuối của thai kỳ
- Điều trị lo âu , bàn chân phẳng, vô sinh, đau cổ, loãng xương và đau thần kinh tọa
Những người không nên tập tư thế này:
- Bệnh tiêu chảy
- Đau đầu
- Huyết áp thấp
- Các vấn đề về tim
- Huyết áp cao: Xoay đầu nhìn xuống dưới thay vì lên trên
- Các vấn đề về cổ: Đừng quay đầu nhìn lên trên, tiếp tục nhìn thẳng về phía trước và giữ cho cả hai bên cổ đều.
Tổng kết bài viết động tác cơ bản của loại hình Sivananda Yoga
Bên trên chỉ là 5 động tác cơ bản của Loại hình Sivananda Yoga, bạn hãy nên tham khảo trước loại hình này để có thể xem cách hoạt động của chúng và xem bạn có thích hợp với loại hình này không, tuy chúng ta thấy dễ nhưng nếu bạn là một yogi mới thì nên cẩn thận vì nếu không quá sức bạn có thể bị chấn thương bất cứ lúc nào, nếu bạn đang phân vân nên chọn loại hình Yoga nào cho người mới tập thì có thể tìm hiểu bài viết bên dưới nhé, Hebe Yoga chúc bạn có những giờ phút tập luyện Yoga thật vui vẻ.
Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu [phần 1]
Xem thêm:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các dụng cụ tập Yoga thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0931.310.269 . Hebe Yoga sẽ tư vấn cho bạn những dụng cụ Yoga tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
[kc_row _id=”625732″][kc_column width=”12/12″ video_mute=”no” _id=”749624″][techmarket_products_carousel orderby=”date” order=”desc” _id=”136740″ shortcode_tag=”recent_products” ca_responsive=”eyIxIjp7ImNhX3Jlc19icmVha3BvaW50IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3BlcnJvdyI6IjEiLCJjYV9yZXNfc2xpZGVzdG9zaG93IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3Rvc2Nyb2xsIjoiIn19″ per_page=”14″ ca_slidesperrow=”7″ ca_slidestoshow=”7″ title=”Dụng cụ tập Yoga”][/techmarket_products_carousel][/kc_column][/kc_row]
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân cùng cùng sở thích tập Yoga giống bạn nhé, Chúc bạn có những giây phút tập Yoga thật hiệu quả và vui vẻ.
Tổng hợp | Biên tập: Ken Luz