Đối với nhiều Yogi lâu năm thì có lẽ thiền định có lẽ là rất quen thuộc trong Yoga, thiền cung cấp cho chúng ta một khoảng thời gian tĩnh lặng và nhìn lại bản thân mình, nâng cao nhận thức của bạn thân và loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, các giác quan của chúng ta sẽ được hòa hợp lại với nhau và bạn có thể cảm nhận được bản thân một cách sâu sắc nhất.
Nhưng khi tập thiền thì chúng ta chỉ được nghe bề nổi các lợi ích trực tiếp của chúng, cụ thể là giảm căng thẳng, giảm stress, các suy nghĩ tiêu cực được loại bỏ… Nhưng ẩn sâu bên trong thiền có một sức mạnh nếu bạn tu tập đủ và đúng cách thì thiền có thể thay đổi cả lối sống của bạn và cảm nhận của bạn từ mọi thứ xung quanh sẽ trở nên vô cùng ý nghĩ, bạn nhạy cảm và cảm thông với tất cả mọi thứ. Từ đó chúng ta sẽ “sống đúng” và suy nghĩ, hành động không vì bản thân mà còn vì mọi thứ xung quanh chúng ta.
Nghe có vẻ cao siêu nhưng những điều này hoàn toàn là sự thật, ngay cả khi thiền được hình thành từ thời Đức Phật thì những điều đó đã xảy ra, nhưng một điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải biết là để nhận được những lợi ích từ thiền đòi hỏi các điều kiện cần và đủ
- Điều kiện cần: Bạn phải biết cách thiền
- Điều kiện đủ: Phương pháp thiền
Và khi bạn hiểu cách thiền thì bạn sẽ tìm hiểu tất cả các phương pháp thiền và khi bạn hiểu được từng phương pháp thiền bạn sẽ hiểu được từng phương pháp thiền sẽ mang lại cho bạn lợi ích gì. Sự đa dạng cho thấy có một hình thức thiền phù hợp với hầu hết mọi người, bất kể tính cách hay lối sống. Nhưng trong bài viết này Hebe Yoga chỉ giới thiệu cho bạn 7 phương pháp thiền mà theo những Yogi lâu năm thì chúng là những phương pháp thiền tốt nhất cho sức khỏe tinh thần và cơ thể, đó là đa số phần đông Yogi, nhưng Hebe Yoga khuyên bạn nên trải nghiệm tất cả để có thể tìm được phương pháp thiền phù hợp với bạn nhất.
Xem thêm:
- 7 sai lầm khiến việc tập Yoga không hiệu quả
- 5 tư thế Yoga cho người mới bắt đầu
- Các kiểu thực hành Yoga, bạn đã thử hết chưa?
1. Thiền yêu thương (Loving-kindness meditation)
Thiền định yêu thương còn được gọi là thiền Metta . Mục tiêu của loại hình thiền này là nuôi dưỡng một thái độ của tình yêu và lòng tốt đối với mọi người mọi thứ xung quanh chúng ta, ngay cả kẻ thù của bạn hoặc sự căng thẳng đối với một người nào đó.
Cách hoạt động của phương pháp thiền này là trong khi thở, các học viên sẽ mở rộng tâm trí của bản thân để đón nhận lòng tốt và sự yêu thương tiềm ẩn trong mỗi người. Sau đó, họ sẽ gửi thông điệp về lòng tốt yêu thương đến mọi thứ xung quanh, hoặc đến với những người cụ thể mà họ nghĩ đến, có thể là bạn bè, gia đình, con cái…. Chìa khóa trong phương pháp thiền này là học viên sẽ được lặp đi lặp lại một thông điệp nhiều lần cho đến khi họ cảm nhận được một thái độ yêu thương. Đồng thới trong phương pháp thiền yêu thương được thiết kế để thúc đẩy cảm giác bình yên, từ bi và tình yêu, cho tất cả người khác và chính bản thân người hành thiền.
Phương pháp thiền này sẽ thích hợp cho những người đang bị các vấn đề như:
- Sự phẫn nộ
- Thất vọng
- Oán giận
- Xung đột giữa các cá nhân
Ngoài ra, loại thiền này có thể làm tăng cảm xúc tích cực và có liên quan đến việc giảm trầm cảm , lo lắng và căng thẳng sau chấn thương hoặc PTSD .
2. Thiền quét cơ thể (Body scan)
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng vô cùng đơn giản, phương pháp thiền này cũng giống như tên gọi của chúng, cụ thể là khi thiền chúng ta sẽ quét cơ thể của mình và toàn bộ cơ thể mình. Và thông báo cho chúng ta biết vùng cơ thể nào đang có sự mệt mỏi, căng thẳng. Sau đó chúng ta sẽ dùng phương pháp thư giản cơ bắp, cụ thể hơn là chúng ta sẽ hình dung một làn sóng tác động lên vùng căng thẳng và giải phóng chúng.
Phương pháp này thúc đẩy cảm giác bình tĩnh và thư giản, chúng cũng có tác dụng với những người bị đau nhức mãn tính. Bời vì chúng có tác động từ từ và chậm rải, đều đặn lên toàn bộ cơ thể nên chúng được khuyến khích cho mọi người trước khi ngủ.
3. Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation)
Chánh niệm là một hình thức thiền định giúp mọi người quay lại với hiện thực và duy trì việc nhận thức trong khoảnh khác hiện tại. Thay vì sống đau khổ trong quá khư hay lo sợ về tương lai, thì chánh niệm khuyến khích chúng ta nhận thức về môi trường xung quanh trong khoảnh khắc của hiện tại. Điểm đặc biệt của thiền chánh niệm là mọi người có thể thực hiện ở mọi nơi, và đưa cơ thể về đúng thực tại, cảm nhận mọi vật xung quanh. Ví dụ trong khi xếp hàng tại một của hàng bán thức ăn nhanh thì bạn có thể thực hiện thiền chánh niệm bằng cách cảm nhận mọi thứ chuyển động xung quanh chúng ta bằng 5 giác quan, mắt nhìn, tai nghe các âm thanh, mũi ngửi mùi vị của tiệm, da cảm nhận độ mát của máy lạnh…. từ đó chúng ta cảm thấy nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh.
Các nghiên cứu về chánh niệm cho thấy sự liên hệ với thiền định và mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, cụ thể là:
- Giảm sự cố định vào những cảm xúc tiêu cực
- Cải thiện sự tập trung
- Cải thiện trí nhớ
- Giảm bớt sự bốc đồng, phản ứng cảm xúc
- Cải thiện sự hài lòng mối quan hệ
ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy chánh niệm có thể làm giảm huyết áp.
4. Thiền nhận thức hơi thở (Breath awareness meditation)
Nếu bạn tìm hiểu về thiền thì bạn sẽ đặt nghi vấn thiền nào mà không tập trung vào hơi thở, đúng là thế nhưng trong phương pháp này là ngoài sự tập trung mà còn là nhận thức về hơi thở, nhận thức về mục tiêu là tập trung vào hơi thở và bỏ qua những suy nghĩ khác đang cố gắng len lõi vào tâm trí chúng ta.
Nếu bạn chú ý thì có thể hiểu rằng loại thiền này cũng là một hình thức chánh niệm, vì thế nhận thức hơi thở mang lại nhiều lợi ích giống như chánh niệm. Bao gồm giảm lo lắng, cải thiện sự tập trung và linh hoạt cảm xúc lớn hơn.
5. Yoga Kundalini
Nếu bạn tìm hiểu các loại hình Yoga cơ bản thì bạn có thể hiểu được loại hình Yoga Kundalini là một loại hình Yoga thuần thiền. Yoga Kundalini là một hình thức thiền hoạt động như một sự pha trộn bản thân hòa vào các động tác với hơi thở và thần chú.
Tương tự như các loại hình Yoga khác , Yoga Kundalini có thể cải thiện sức mạnh thể chất và giảm mệt mỏi. Chúng cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách giảm lo lắng và trầm cảm.
Để thực hiện Yoga Kundalini mọi người thường học từ một giáo viên hoặc làm một lớp học. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học các tư thế và thần chú ở nhà, nếu bạn có kinh nghiệm về thiền và Yoga cơ bản.
Loại hình Kundalini Yoga là gì? Và lợi ích của Kundalini Yoga
6. Thiền Zen (Zen meditation)
Thiền Zen, đôi khi được gọi là Zazen là một hình thức thiền bắt nguồn từ Phật giáo. Mục tiêu là tìm một tư thế thoải mái, tập trung vào hơi thở và quan sát một cách tỉnh táo những suy nghĩ của bản thân mà không phán xét. Phương pháp thiền này tương tự như thiền chánh niệm nhưng đòi hỏi sự kỷ luật và thực hành nhiều. Bạn có thể thích phương pháp này nếu bạn đang tìm kiếm cả thư giãn và một con đường tâm linh mới.
7. Thiền siêu việt (Transcendental Meditation)
Đây có lẽ là phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay. Khi thiền, người tập sẽ ngồi trên gối hoặc thảm, khoanh chân, đặt tay lên 2 đầu gối. Sau đó, họ sẽ ngồi yên, thở thật sâu và chậm, rồi đọc thần chú. Trong phương pháp thiền này có 2 yếu tố quan trọng đó là tư thế ngồi hoa sen hướng năng lượng thoát ra từ tay và chân bạn quay lại cơ thể để sử dụng. Người tập sẽ cảm thấy tâm trí thông suốt hơn do các vướng bận đều bị loại bỏ, thứ 2 đó là thần chú, trước kia thần chú sẽ là một chuỗi từ được dựa trên tập hợp các yếu tố phức tạp. Sau đó một thay thế mới cho phép mọi người có thể tự lựa chọn thần chú của họ, cụ thể bạn có thể lặp đi lặp lại một câu như “Tôi không sợ nói trước công chúng” trong khi thiền. Giống như một cách tự kỷ ám thị bản thân.
Lợi ích của thiền siêu việt là cho bạn một tinh thần sáng suốt, loại bỏ các vấn đề về căng thẳng, mệt mỏi, chúng cũng có tác dụng với các vấn đề PTSD hay trầm cảm… Các nghiên cứu cũng khám phá ra rằng thiền siêu việt còn nâng cao ý thức tâm linh và chánh niệm.
Tổng kết bài viết 7 phương pháp thiền tốt nhất cho sức khỏe mà mọi Yogi phải biết
Không phải lúc nào trong thiền cũng phải ngồi một chỗ và tịnh tâm, mà bạn cũng có thể kết hợp thiền trong các động tác Yoga như loại hình Yoga Kundalini, hoặc bạn cũng có thể thiền trong chánh niệm… bên trên chỉ là 7 phương pháp thiền tốt nhất cho sức khỏe mà các Yogi đã chọn lựa, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải tìm cho mình chính xác phương pháp thiền cho bản thân mình. Nhưng trên hết mục tiêu của thiền là mang đến cho bạn cách nìn khác tích cực hơn về thế giới này cũng như cảm nhận ý nghĩa của mọi thứ xung quanh bạn, giúp bạn cảm nhận cuộc sống này được trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Chúc bạn có những giây phút thiền định thật hiệu quả.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các dụng cụ tập Yoga thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0931.310.269 . Hebe Yoga sẽ tư vấn cho bạn những dụng cụ Yoga tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
[kc_row _id=”625732″][kc_column width=”12/12″ video_mute=”no” _id=”749624″][techmarket_products_carousel orderby=”date” order=”desc” _id=”136740″ shortcode_tag=”recent_products” ca_responsive=”eyIxIjp7ImNhX3Jlc19icmVha3BvaW50IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3BlcnJvdyI6IjEiLCJjYV9yZXNfc2xpZGVzdG9zaG93IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3Rvc2Nyb2xsIjoiIn19″ per_page=”14″ ca_slidesperrow=”7″ ca_slidestoshow=”7″ title=”Dụng cụ tập Yoga”][/techmarket_products_carousel][/kc_column][/kc_row]
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân cùng cùng sở thích tập Yoga giống bạn nhé, Chúc bạn có những giây phút tập Yoga thật hiệu quả và vui vẻ.
Tổng hợp | Biên tập: Ken Luz