Trong quá trình tập Yoga thì việc bạn phải cực kì quan tâm tới là loại hình Yoga bạn muốn tập, lợi ích của chúng, kế tiếp là chọn đúng huấn luyện viên, điều này sẽ có nhiều Yogi không quan trọng nhưng đó là nền tảng cũng như nếu bạn chọn được một huấn luyện viên phù hợp sẽ giúp bạn có một quá trình tập luyện bài bản, giúp bạn đạt được lợi ích từ loại hình bạn chọn một cách nhanh nhất. Đặc biệt là với những Yogi mới tập thì điều này cực kì quan trọng vì nếu chọn đúng huấn luyện viên, có thể họ sẽ định hướng cho bạn nên tập gì để có được những thứ bạn muốn từ Yoga một cách nhanh và hiệu quả nhất. Vì thế dưới dây là 7 câu hỏi giúp bạn tìm ra đúng huấn luyện viên Yoga phù hợp với bạn.
Xem thêm:
- 10 cách tránh chấn thương khi tập Yoga cho người mới bắt đầu
- Có nên kết hợp tập Yoga khi đang tập những môn thể thao khác ?
- Kinh nghiệm chọn thảm tập Yoga cho người mới bắt đầu
1. Nền tảng của huấn luyện viên của bạn
Nếu như có một cái chuẩn được đặt ra cho các huấn luyện viên Yoga, thì đó chính là nền tảng của họ có phải ở Ấn Độ hay không, nếu họ học hỏi và có chứng chỉ tại Ấn Độ thì họ đã đạt được cái “chuẩn” đầu tiên, vì bạn cũng biết cội nguồn của Yoga là từ Ấn Độ cũng như đó là nơi hội tụ những triết lý Yoga được đúc kết qua hàng ngàn năm. Nhưng nếu họ không có chứng chi\3 tại Ấn Độ thì sao? lúc này bạn sẽ phải cần xem xét qua những đánh giá của các Yogi khác xem huấn luyện viên chuẩn bị hướng dẫn của bạn có tốt hay không. Đến đây vẫn chưa xong đâu nhé, đó là bước đầu tiên thôi sau khi đánh giá tổng quan họ thì việc tiếp theo sẽ là…
2. Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn, đây có lẽ là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận xét nhất về huấn luyện viên của bạn, vì nếu nền tảng họ tốt, nhưng trình độ chuyên môn của họ chỉ đạt ở mức trung bình thì chúng ta nên xem lại, vì thông thường không phải ai biết Yoga cũng có thể dạy được. Các giáo viên dạy Yoga sẽ phải trãi qua hàng trăm thử thách khác nhau, sau đó họ phải được thẩm định bởi hội đồng thẩm định có uy tín. Chưa kể có những loại hình cần phải có những tiêu rất khắc khe và để được chứng chỉ đạt chuẩn chuyên môn thì cực kì khó khăn đối với họ.
3. Phong cách dạy của huấn luyện viên
Điều này có thể hiểu đơn giản là loại hình nào thì huấn luyện viên nấy. Nghĩa là tùy thuộc vào loại hình mà huấn luyện viên sẽ có phong cách dạy khác nhau, có loại hình cần huấn luyện viên phải sôi động như Hot Yoga, có loại hình phải trầm lắng nhẹ nhàng như Kundalini Yoga, Hatha Yoga… Có loại hình cần sự tỉ mĩ từng động tác là Vinyasa Yoga…
Đặc biệt bạn cũng nên quan sát để biết cách giảng dạy, giọng nói, hành động của huấn luyện viên Yoga của bạn, để chắc chắn rằng khi vào lớp học sẽ không gặp vấn đề chẳng hạn như họ nói khó hiểu, giọng địa phương khó nghe…. Và cuối cùng, tùy vào mục tiêu học của bạn là gì mà xem huấn luyện viên đó có giúp bạn vượt qua thử thách để giúp bạn đạt được mục tiêu bạn muốn không.
4. Động lực của họ là gì
Cũng giống như bạn bạn học Yoga, tập Yoga để làm gì? Để giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai, xả stress… rất nhiều mục đích và đó cũng là động lực giúp bạn đi đến phòng tập và tập mỗi ngày. Và các huấn luyện viên của bạn cũng thế, động lực của họ để đến phòng tập để dạy bạn mỗi ngày là gì? Mỗi huấn luyện đều có một câu chuyện của riêng mình vì thế bạn có thể tìm hiểu động lực của họ là gì giúp bạn đạt được mục tiêu là niềm vui của họ? họ yêu Yoga? Muốn giúp bạn có những lợi ích từ Yoga? Bất cứ điều gì mà họ xem là động lực, thì ít ra bạn cũng biết được họ yêu những gì họ làm.
5. Các lớp học Yoga sẽ có “văn hóa” như thế nào
Nghe có vẻ hơi khó hiểu, chỉ cần vào lớp và học thôi chứ đâu có gì khó khăn, thông thường các lớp Yoga sẽ như thế nhưng đối với các loại hình Yoga đặc thù thì sẽ những giáo viên với cách dạy khác nhau vì thế họ cũng sẽ phân bố lớp học khác nhau, sẽ có nhiều giáo viên Yoga thích đứng lớp với nhiều học viên, có người lại thích ít người. Chưa kể phong cách từng lớp có cách bày trí, “style” khác nhau. Nên nếu tham gia các lớp Yoga cá nhân, bạn cần tìm hiểu “văn hóa” lớp học để có thể biết được mình có phù hợp hay là không nhé.
6. Bạn có tìm thấy điều gì ở nơi họ không
Bạn cảm nhận được gì ở họ không. Bạn thấy việc tập luyện hiệu quả, hay mục tiêu bạn đặt ra được kết quả thành công, hay chỉ là sự mệt mỏi và chán nản. Điều này rất quan trọng vì họ sẽ là người hướng dẫn cũng như giúp bạn tìm được các lợi ích từ Yoga, nhưng nếu bạn không có thiện cảm với họ, hoặc bạn không tìm thấy điều gì làm bạn cảm thấy tin tưởng thì tốt nhất bạn hãy nên tìm một giáo viên mới nhé. Để có thể biết được điều này thì các trung tâm Yoga luôn có chính sách học thử cho bạn, hãy tận dụng điều này để có thể tìm được một huấn luyện viên thật tuyệt vời nhé.
7. Bạn có thấy mình thay đổi sau khi họ hướng dẫn
Đây là điều quan trọng nhất đối với bạn, nếu họ là một người có chứng chỉ tốt, nền tảng tốt nhưng sau một thời gian luyện tập bạn không nhận được kết quả gì cả, hoặc không thấy sự thay đổi nào cả, thì tốt nhất bạn nên ngừng lại và xem bạn thiếu sót ở đâu hay vấn đề này do huấn luyện viên Yoga của bạn. Hãy đánh giá một cách khách quan nhất vì một số trường hợp loại hình Yoga bạn đang tập thì cần một thời gian dài bạn mới thấy sự thay đổi. Hoặc bạn có thể nhận được những lợi ích âm thầm nhưng có thể bạn không nhận ra, nên bạn phải xem xét kỹ nhé.
Tổng kết bài viết các câu hỏi giúp bạn tìm đúng huấn luyện viên Yoga
Để bạn đạt được những lợi ích từ Yoga không chỉ là chọn loại hình phù hợp, dụng cụ tập Yoga chất lượng, sự kiên trì và quyết tâm mà còn phải có một huấn luyện viên thật giỏi để có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu bạn đặt ra. Hãy cố gắng bỏ ra chút ít thời gian để tìm hiểu họ và xem họ có phù hợp với bạn không, vì họ sẽ là người bạn, người thầy và cũng là người giúp bạn đạt được những lợi ích to lớn từ Yoga. Hebe Yoga chúc bạn có những phút giây vui vẻ với việc luyện tập Yoga.
Xem thêm:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các dụng cụ tập Yoga thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0931.310.269 . Hebe Yoga sẽ tư vấn cho bạn những dụng cụ Yoga tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
[kc_row _id=”625732″][kc_column width=”12/12″ video_mute=”no” _id=”749624″][techmarket_products_carousel orderby=”date” order=”desc” _id=”136740″ shortcode_tag=”recent_products” ca_responsive=”eyIxIjp7ImNhX3Jlc19icmVha3BvaW50IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3BlcnJvdyI6IjEiLCJjYV9yZXNfc2xpZGVzdG9zaG93IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3Rvc2Nyb2xsIjoiIn19″ per_page=”14″ ca_slidesperrow=”7″ ca_slidestoshow=”7″ title=”Dụng cụ tập Yoga”][/techmarket_products_carousel][/kc_column][/kc_row]
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân cùng cùng sở thích tập Yoga giống bạn nhé, Chúc bạn có những giây phút tập Yoga thật hiệu quả và vui vẻ.
Tổng hợp | Biên tập: Ken Luz