Chúng ta thường nghe rằng “cả giận mất khôn” hàm ý khi giận dữ mà làm việc đều sẽ không sáng suốt, thậm chí để lại những hậu quả nghiêm trọng. Về mặt sức khỏe cũng sẽ làm tổn thương đến cơ thể. Tức giận là một biểu hiện cảm xúc tiêu cực được hình thành khi con người bị lừa dối, xúc phạm hay thất bại,… Có thể sẽ là một trải nghiệm mãnh liệt mà bạn thường sẽ không lý giải bằng lời được.
Tức giận thường sẽ được chia làm nhiều cung bậc khác nhau. Nhưng hầu hết, khi giận dữ bạn thường trở nên cáu gắt, buông ra những lời lẽ không hay đến người nghe. Không chỉ vậy, khi tức giận con người sẽ khó có thể kiểm soát được những lời nói, hành vi bằng lí trí khách quan. Vì vậy, mà ta dễ làm mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, đôi lúc sẽ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ tốt đẹp, đánh mất thời cơ,..
Ngoài ra theo lý luận của y học Trung Hoa, cũng có một thành ngữ mà hầu như ai cũng đều đã biết: Tức giận hại gan, quá khích hại tim, buồn phiền hại phổi, sợ hãi hại thận, lo lắng hại lá lách. Bách bệnh đều do tức giận sinh ra mà nên. Vì vậy, những người nóng tính, hay nổi nóng, tức giận sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Bởi lẽ, cơ thể sẽ tiết ra chất cholesterol và catecholamin khi bạn giận dữ.
Có nhiều cách thực hành đơn giản mà hiệu quả để giải phóng cảm xúc còn mắc kẹt trong cơ thể và giải tỏa tức giận trong bạn đồng thời làm dịu đi lượng nhiệt dư thừa từ cảm giác tức giận ngay từ lúc đầu. Bạn có thể sử dụng những kỹ thuật dưới đây để biến đổi trải nghiệm của mình để cảm thấy đời nhẹ nhàng và bình yên hơn.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: Các Phương Pháp Để Giải Tỏa Tức Giận Trong Bạn
Tập trung vào làm dịu cơ thể
Bạn có để ý khi chúng ta đừng giận thì cơ thể sẽ toả nhiều nhiệt hơn bình thường, mặt đỏ lại và nóng hơn. Khi đó lượng nhiệt trong cơ thể sẽ tăng cao lúc này dường như chúng ta không thể kiểm soát được bản thân nữa.
Một cách tuyệt vời để xoa dịu và giải tỏa tức giận là tập trung vào việc hạ nhiệt cơ thể. Trong Ayurveda, tức giận có liên quan đến sự mất cân bằng pitta hoặc là dấu hiệu của sự dư thừa nhiệt. Nếu bạn thường xuyên nóng nảy, khó chịu, đó dấu hiệu cho ta thấy pitta trong cơ thể đã bị mất cân bằng. Bạn có thể tập trung vào làm mát mẻ cơ thể tránh các bài tập tạo nhiệt hoặc tăng cường độ cao. Một cách khác có thể làm cân bằng pitta là tránh ăn thức ăn cay và chua, nên kết hợp ăn các món ăn nước uống ngọt và mát như dừa, ngò, dưa leo. Bạn cũng có thể bổ sung nhiều thảo mộc làm mát hiệu quả như măng tây racemosus có nguồn gốc từ Ấn Độ, thảo mộc bacopa monnieri, quả triphala được mọc ở Ấn Độ và Trung Đông (các thực phẩm này hơi khó tìm ở Việt Nam nên bạn có thể sử dụng các loại trái cây mát để hạ nhiệt cơ thể nhé).
Ghi nhật ký dòng ý thức
Giận dữ thường đi kèm một ý thức mãnh liệt, viết nhật ký là một cách để xử lý suy nghĩ, cảm xúc rất hiệu quả. Nghe có vẻ hơi vô lý, làm sao lúc tức giận có thể viết được cơ chứ? Nhưng đây là phương pháp rất hiệu quả giúp bạn giảm vấn đề tức giận ngay tức thì.
Dành thời gian để đặt bút vào giấy một cách không cấu trúc để viết những từ ngữ, cảm xúc ngẫu nhiên, hoặc vẽ những nét nguệch ngoạc hoặc bất cứ thứ gì khiến bạn hứng thú. Cứ vậy bạn hãy cứ tiếp tục thực hành cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm, giống như cách bạn đã xử lý cơn giận của mình và vượt qua chúng. Cách này tuy nói rất dễ nhưng hành động lại rất vô thức sẽ có rất ít những bạn thực hành. Nhưng hãy thực hiện chúng một lần khi cảm xúc bạn khó chịu nhé, mình tin rằng cơn nóng giận khó chịu này sẽ qua nhanh thôi.
Nhìn nhận và tự cảm nhận bản thân
Một bước khởi đầu quan trọng khác để giải tỏa cơn giận là cho phép ta cảm nhận và trải nghiệm đầy đủ cung bậc cảm xúc bằng tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với bản thân. Ta bắt buộc không được chống lại hoặc xấu hổ về trải nghiệm của mình vì sẽ vô tình kìm nén nó.
Một cách tuyệt vời để luyện tập cách tự xoa dịu trong những lúc bản thân tức giận là đặt một tay lên trái tim và một tay lên bụng. Cảm nhận những cảm giác mà nó đang tạo ra bên trong cơ thể bạn rồi lặp lại một cách im lặng câu “ta cảm thấy tức giận là được rồi”. Tiếp tục lặp lại đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm và bình tĩnh.
Tập Trung Hơi Thở
Sức mạnh của hơi thở là làm thông thoáng và giải phóng phóng những năng lượng ứ đọng trong cơ thể một cách tự nhiên nhất. Hơi thở có thể đưa ta vào sâu bên trong tâm hồn, cho phép giải phóng những điều không cần thiết lên bề mặt và di chuyển tự do bên trong chúng ta. Các bài tập hít thở với tính chất thông thoáng và nhanh có thể mang lại hiệu quả cao.
Một kiểu hít thở đơn giản nhưng mạnh mẽ lại rõ ràng là nhịp thở 10-20-30. Nếu bạn đang mang thai, có vấn đề về tim, cao huyết áp hoặc dễ bị choáng hãy tránh kiểu thở này. Dưới đây là video bạn có thể tham khảo phương pháp này
Ngồi nghỉ ngơi và im lặng trong vài phút sau khi hoàn thành bài thực hành hơi thở này. Thực hiện lại phương pháp này vào những thời điểm xúc động mạnh hoặc có thể duy trì thường xuyên bằng cách thực hiện một vài lần trên một tuần. Và quay trở lại ngày mới một cách chậm rãi và có lý trí khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
Thiền Định để ổn định lại tâm trí
Đây cũng là một phương pháp khó vì trong lúc tức giận thì chúng ta khó có thể bỏ qua cơn tức giận của mình để ngồi thiền được, nhưng nếu bạn là một Yogi lâu năm thì việc này hoàn toàn rất dễ, chỉ cần vài phút ngồi xuống rơi vào trạng thái thiền định và quan sát cơn giận, bạn có thể dễ dàng thoát ra khỏi chúng. Tuy nhiên đây là phương pháp cho các Yogi đã biết về thiền và thực hành thường xuyên, nếu bạn là người mới tập Yoga thì hãy cần thận vì nếu thiền không đúng cách sẽ làm đầu óc bạn rơi vào vòng xoay lo âu và cuốn theo các mệt mỏi thay vì thoát ra khỏi chúng.
Tổng kết bài viết các phương pháp để giải tỏa tức giận trong bạn
“Bất cứ ai cũng sẽ tức giận, người ta rất dễ phát hỏa; nhưng muốn giận đúng người, đúng lúc, đúng cách thì chẳng hề dễ dàng”. Thật vậy khi tức giận rất khó để kiềm chế được sự kích động và những sự bất đồng lúc đấy có thể sẽ gây ra những hậu quả mà chúng ta không hề mong nó xảy ra. Vậy nên, tuyệt đối đừng tức giận vô cớ (điều này là không dễ), trước tiên hãy bình tĩnh lại, đợi xem qua ngày hôm nay ta sẽ có cảm xúc thế nào khi nhìn lại. Đến khi bạn nhìn lại, tự tin bạn sẽ nói với chính mình rằng “mình rất vui vì hôm qua không nổi nóng, không quyết định bất cứ điều gì”. Cảm xúc này thật sự tốt hơn sự tức giận gấp trăm ngàn lần. Và sau cùng mình xin chúc các bạn có những ngày nhẹ nhõm, thoải mái và thật vui vẻ.