Kundalini là một trong những loại hình yoga “dịu dàng” nhất và là một trong những loại hình Yoga được ưa chuộng nhất, vì các động tác của Kundalini ít vất vả và ít đòi hỏi thể lực so với các loại hình Yoga có nhịp độ nhanh như Ashtanga (Power Yoga) hay Bikram Yoga (Hot Yoga).
Các động tác cơ bản của loại hình Kundalini Yoga chỉ yêu cầu bạn đạt được sự tập trung, hơi thở đúng và một số thao tác chuyển động tác linh hoạt và chậm rãi, vì tính đơn giản và các động tác cực kỳ đơn giản nên loại hình Kundalini Yoga là trong trong nhưng loại hình Yoga phổ biến nhất và thích hợp cho mọi lựa tuổi, mọi cấp độ đặc biệt là các Yogi mới tập Yoga hoặc bạn muốn một loại hình nhẹ nhàng, yên tĩnh, tịnh tâm thì bạn phải thử Kundalini. Và hôm nay Hebe Yoga sẽ giới thiệu cho bạn một vài động tác cơ bản của loại hình này, và tất nhiên bạn có thể thực hiện chúng tại nhà xem bạn có thích hợp với loại hình này không nhé.
Nếu bạn là một người năng động, thích những bài tập có sự thay đổi liên tục hoặc những bài tập nặng thì loại hình Kundalini Yoga không phù hợp với bạn rồi, thay vào đó bạn có thể tìm hiểu về loại hình Power Yoga, hoặc những loại hình năng động khác.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: Các động tác cơ bản của loại hình Kundalini Yoga
Lotus Pose (Padmasana – Tư thế hoa sen)
Nếu bạn là một Yogi đã có kinh nghiệm thì chắc chắn Lotus Pose không còn xa lạ nữa hoặc bạn nào đã trải qua loại hình Hatha Yoga thì cũng đã biết về động tác này.
Lotus Pose thường được sử dụng như một tư thế khởi đầu trong bất kỳ lớp học Yoga nào. Ngày nay bạn có thể bắt gặp kiểu ngồi của người ấn độ cũng tương tự như động tác này, với lưng thẳng và tâm trí bình tĩnh, yên bình và tập trung hơi thở, động tác vô cùng nhẹ nhàng nhưng nếu bạn biết phối hợp với hơi thở và thiền định thì bạn sẽ nhận được những lợi ích rất lớn. Trong Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng, tư thế Lotus còn được gọi là Vajra.
Để thực hiện Lotus Pose, ngồi chéo chân trên thảm tập Yoga với lòng bàn chân hướng lên trên trần nhà (trong thiền thì chúng ta hay gọi là ngồi tư thế kiết già). Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn được đặt ở vị trí thoải mái nhất và nếu bạn thấy một dấu hiệu đau hoặc khó chịu thì bạn nên hỏi huấn luyện viên vì có thể bạn đã đặt chân sai và có thể dẫn đến chấn thương mắt cá chân. Giữ thẳng lưng và để vào lòng, khi bạn tập động tác này quan trọng nhất là tập trung vào hơi thở đều đặn. Và đừng làm tư thế này nếu bạn đang có vấn đề ở đầu gối.
Và một ý nghĩa sâu xa hơn của động tác này, sỡ dĩ gọi là tư thế hoa sen là tâm ta được ví như búp hoa sen và khi được kết hợp với những yếu tố “tự nhiên” thì tâm ta sẽ nở hoa giống như hoa sen.
Lợi ích của Padmasana
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Giảm căng cơ
- Kiểm soát huyết áp
- Thư giãn tâm trí
- Giúp phụ nữ có thai trong khi sinh con
- Giảm khó chịu kinh nguyệt
Những người không nên tập tư thế này:
- Chấn thương mắt cá chân hoặc đầu gối
- Tập một mình nhưng không có kinh nghiệm
Tree Pose (Vrkasana – Tư thế cái cây)
Đây là một động tác thiền với tư thế đứng trên một chân, và việc bạn cần là hết sức tập trung và cố gắng giữ thăng bằng cơ thể của bạn chỉ trên một chân. Động tác này chỉ đơn giản thế nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu sẽ hơi khó khăn vì chúng ta sẽ phải giữ thăng bằng thật tốt.
Bắt đầu bằng cách đứng bình thường sau đó dang hai tay hai bên. Dần uốn cong một chân với đầu gối hướng sang một bên, và đặt lòng bàn chân lên dùi đối diện. Bạn có thể đặt hai tay vào nhau phía trước ngực khi bạn đã giữ thăng bằng, hoặc nâng tay lên cao với lòng bàn tay áp vào nhau.
Lợi ích của Vrkasana
- Làm săn chắc đùi, bắp chân, mắt cá chân và cột sống
- Tạo sự linh hoạt cho háng và đùi bên trong, ngực và vai
- Cải thiện kỵ thuật giữ thăng bằng
- Giảm đau thần kinh tọa.
Những người không nên tập tư thế này:
- Đau đầu
- Mất ngủ
- Huyết áp thấp
- Huyết áp cao: Đừng giơ cao tay
Cat-Cow Pose (Marjarasana – Bidalasana)
Cat-Cow Pose là sự kết hợp giữa hai động tác là Cat Pose và Cow Pose nhưng được gọi là một vì chúng hầu như được thực hiện cùng nhau, vì đơn giản là kết thúc động tác này là mở đầu cho động tác kia và chúng kết hợp nhịp nhàng với nhau để tạo ra một động tác hoàn chỉnh. Khi hít vào, bạn làm tư thế bò và nhấc đầu và ngực về phía trần nhà và để bụng thả lỏng xuống, Khi thở ra, bạn làm tư thế như một con mèo là duỗi lưng lên và hướng cằm về phía ngực.
Lợi ích của Marjarasana-Bidalasana
- Cung cấp một massage nhẹ nhàng cho các cơ quan cột sống và bụng
Những người không nên tập tư thế này:
- Với một chấn thương cổ, giữ cho đầu phù hợp với thân.
Corpse Pose (Savasana – Tư thế bất động)
Đây là một trong những động tác cơ bản của loại hình Hatha Yoga mà thuộc thể loại tự nhiên nhất, và thường được sử dụng giữa các phiên tập luyện hoặc hoàn thành một chuỗi động tác vì động tác này mang đến sự phục hồi cho cơ thể. Với tư thế này, những gì bạn cần là nằm ngữa, cánh tay giãn ra hai bên, và đôi chân duỗi thẳng và hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng hơn hông. Hãy để các cơ bắp của bạn thư giản và hít thở sâu.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng đây là tư thế dễ nhất vì nó về cơ bản chỉ liên quan đến nằm trên lưng của bạn với cánh tay và chân của bạn trên sàn nhà. Sự thật là, nó là một trong những thách thức nhất bởi vì nó đòi hỏi sự im lặng, tĩnh lặng và thư giãn hoàn toàn – đó là điều mà không có nhiều người có thể làm được vì nó đòi hỏi bạn phải ngăn chặn mọi phiền nhiễu về thể chất và tinh thần và tách mình ra khỏi những lo lắng hàng ngày và căng thẳng của cuộc sống.
Lợi ích của Savasana
- Làm dịu não và giúp giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ
- Thư giãn cơ thể
- Giảm đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ
- Giúp hạ huyết áp
Những người không nên tập tư thế này:
- Vì phải duối thẳng chân nên phải cẩn thận nếu bạn có vấn đề với khớp gối
- Phụ nữ đang mang thai nên đặc một chiếc gối vảo vùng ngực và cổ
Cobra Pose (Bhujangasana – Tư thế rắn hổ mang)
Corbra POse có tác dụng tuyệt vời trong việc massage lưng, làm săn chắc cơ bắp cánh tay và làm giảm đau lưng. Để thực hiện động tác này chúng ta chỉ cần nằm sấp với bàn chân được duỗi và hướng thẳng về phía sau. sau đó chống tay và nâng phần phía trên lên với sự chống đỡ của 2 cánh tay để vùng lưng của bạn tạo thành hình vòm và nâng đầu lên trần nhà.
Lợi ích của Bhujandasana
- Tăng cường cột sống
- Cải thiện phổi, vai và bụng
- Kích thích các cơ quan bụng
- Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi
- Giúp tim và phổi khỏe hơn
- Làm dịu cơn đau thần kinh tọa
- Điều trị hen suyễn
- Các văn bản truyền thống nói rằng Bhujangasana làm tăng nhiệt độ cơ thể từ đó ngăn ngừa và chữa bệnh liên quan về phổi, và đánh thức kundalini.
Những người không nên tập tư thế này:
- Chấn thương vùng lưng
- Bị vấn đề về cổ tay
- Đau đầu
- Phụ nữ đang mang thai
Tổng kết bài viết các động tác cơ bản của loại hình Kundalini Yoga
Kundalini Yoga có một sự đặc biệt so với các loại hình Yoga khác. Trọng tâm các động tác, tư thế được đặt nhiều vào năng lực tinh thần và tâm linh mà những loại hình khác không có được, vì thế điều quan trọng khi tập Kundalini là bạn bước vào lớp học với một trái tim rộng mở, tâm trí thoải mái và một cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích to lớn với Kundalini. Hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức về các động tác của loại hình Kundalini và nếu bạn cảm thấy không thích hợp cho loại hình này thì có thể tham khảo bài viết bên dưới nhé.