10 tư thế Yoga đơn giản cho người mới bắt đầu

Nếu bạn đang bắt đầu với bộ môn Yoga mà bạn không tập luyện có sự hướng dẫn của giáo viên tại các trung tâm thì rất có thể bạn sẽ lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong các tư thế, ngoài ra một số người có tính cách rất thích “vượt cấp” nên thường chọn các tư thế thật khó để tập luyện, nhưng nếu không có kinh nghiệm mà lại thực hiện các tư thế quá khó thì rất dễ xảy ra các vấn đề tập không đúng tư thế, dẫn đến không có lợi ích mà rất có khả năng sẽ bị chấn thương. Vì thế nếu bạn là người mới bắt đầu chỉ cần vài tư thế Yoga đơn giản thôi nhưng đó cũng là quá đủ để bạn có một nền tảng để thực hành Yoga đúng cách. Nếu bạn thực hiện mỗi động tác này trong 5-10 nhịp thở, cũng tạo ra một sự tập luyện yoga cho bạn bắt đầu ngày mới thật tuyệt vời.

Tuy là những tư thế Yoga cho người mới bắt đầu nhưng bạn cũng nên tập luyện thật chậm và chú ý đến cơ thể mình, vì nếu bạn chủ quan xem chúng dễ hoặc tập luyện không tập trung thì vấn đề bị chấn thương hoàn toàn có thể xảy ra, nên bạn phải thật cẩn thận và chú ý nhé.

Xem thêm:

1. Mountain Pose (Tadasana – Tư thế núi)

Mountain Pose (Tadasana - Tư thế núi)
Nguồn ảnh: yogajournal.com

Tư thế núi, một tư thế cực kỹ dễ tập luyện, chúng là một tư thế tuyệt vời cho người cao niên bắt đầu khám phá Yoga, giúp bạn tập trung vào hơi thở và nhận thức về cơ thể của bạn. Đó cũng là tư thế nền tảng cho tất cả các tư thế đứng khác. Khi tập luyện thường xuyên, tư thế này có thể giúp bạn cải thiện tư thế và giảm đau lưng. Nhưng điều đặc biệt trong Mountain Pose là toàn bộ cơ thể của bạn phải trong trạng thái tỉnh cáo, thư giản và thả lỏng….

2. Downward Facing Dog (Adho Mukkha Svanasana – Tư thế chó cúi mặt)

Downward-Facing Dog Pose ( Adho Mukkha Svanasana - Tư thế chú chó cúi mặt)
Nguồn ảnh: yogajournal.com

Downward Facing Dog được sử dụng trong hầu hết các thực hành Yoga, nhìn vào hình thì chúng ta cũng có thể biết được tư thế này tập như thế nào, vô cùng dễ thực hiện, chỉ cần các bước đơn giản bạn cũng có thể thực hiện tư thế này dễ dàng. Tuy đơn giản thế nhưng chúng có lợi ích tăng cường sức mạnh cho toàn bộ cơ thể. Phần ngực, vai và lưng sẽ là những vùng được tác động nhiều nhất, đồng thời kéo căng gân kheo, bắp chân. Tư thế này cũng cải thiện lưu thông lưu lượng máu đến não.

3. Plank Pose (Phalakasana – Tấm ván)

Plank Pose (Kumbhakasana - Tư thế tấm ván)
Nguồn ảnh: Yoga Journal

Plank Pose là một trong những vị trí trong chuỗi Sun Salutation (chào mặt trời) truyền thống của loại hình Vinyasa Yoga và những loại hình khác. Plank là một tư thế cân bằng cánh tay giống như vị trí bắt đầu khi bạn là động tác hít đất. Cánh tay của bạn nên được để thẳng và cạnh với cánh tay của bạn, nghĩa là trong hít đất bạn sẽ phải dang 2 tay ra một chút để có thế hít xuống, nhưng với động tác này bạn nên để thẳng canh tay khi chạm đất luôn. Tiếp theo là giữ cho lưng của bạn thẳng, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ được dồn vào phần lòng bàn tay và các mũi ngón chân. Bạn cũng có thể tự thực hiện tư thế này và ở bất cứ đâu từ 30 giây đến 1 phút.

4. Triangle Pose (Trikonasana – Tư thế tam giác)

Triangle Pose (Trikonasana - tư thế hình tam giác)
Nguồn ảnh: yogajournal.com

Triangle Pose sẽ là một trải nghiệm tốt về nếu bạn đang muốn tập luyện sự thăng bằng và điều chỉnh các tư thế, tuy nhiên nếu bạn là người mới tập thì nên cẩn thận vì động tác này tuy dễ nhưng cũng có thể xảy ra các chấn thương ngoài ý muốn, ngoài ra nếu bạn là người mới tập thì nên tập thật chậm và vừa sức vì nếu cố quá bạn có thể bị đau và cũng có thể bị chấn thương.

10 cách tránh chấn thương khi tập Yoga cho người mới bắt đầu

5. Tree Pose (Vriksasana – Tư thế cây)

Tree Pose (Vriksasana - Tư thế cây)
Nguồn ảnh: yogajournal.com

Nhìn vào tư thế này bạn cũng có thể hình dung được tư thế này khá là dễ thực hiện, nhưng đây là tư thế đòi hỏi bạn có một sự cân bằng tốt một chút, có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và cho phép bạn kết nối với cơ thể, hơi thở và khoảnh khắc hiện tại. Tư thế cây cũng là một tư thế cân bằng tuyệt vời và xây dựng sức mạnh cho người cao niên. Với việc luyện tập, bạn sẽ thấy sức mạnh cơ bắp ở chân ngày càng được cải thiện.

6. Warrior 1 Pose (Virabhadrasana I – Tư thế chiến binh 1)

Warrior I (Tư thế chiến binh I - Virabhadrasana I)
Nguồn ảnh: Journial Yoga

Nếu bạn tập Yoga lâu thì bạn sẽ nghe đến các động tác như tư thế chiến binh I, chiến binh II, chiến binh III… và tư thế chiến binh I nằm cho chuỗi series các động tác chiến binh. Các tư thế chiến binh (Virabhadrasana) được đặt tên theo người chiến binh trong thần thoại Virabhadra mang ý nghĩa của sức mạnh và sự uy dũng, đặc biệt tư thế này là một trong những động tác nằm trong loại hình Power Yoga, một loại hình mạnh mẽ và uy quyền.

7. Warrior 2 Pose (Virabhadrasana II – Tư thế chiến binh 2)

Warrior 2 Pose (Virabhadrasana II - Tư thế chiến binh 2)
Nguồn ảnh: Journial Yoga

Cũng giống như tư thế chiến bình 1, tư thế này cũng nằm trong chuỗi các tư thế của loại hình Power Yoga, chúng là một tư thế khởi động cho các tư thế khác như tư thế tam giác. Nhìn đơn giản nhưng lợi ích mà chúng mang lại cũng rất lớn, cụ thể là giúp kích thích các cơ quan bụng, tăng sức chịu đựng cho cơ thể, giảm đau lưng đặc biệt là những phụ nữ đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

8. Seated Forward Bend (Paschimottanasana – Tư thế uốn cong về phía trước)

Seated Forward Bend (Paschimottanasana - Tư thế uốn cong về phía trước)
Nguồn ảnh: Journial Yoga

Trong động tác này, bạn sẽ cần một chút uốn lưng về phía trước, điều này sẽ giúp bạn kéo dãn cột sống cũng như cơ vai, tay và chân của bạn sẽ được duỗi thẳng. Và đỉnh điểm của bài tập này là các ngón tay của bạn sẽ chạm được với các ngón chân, thấy thế nhưng sẽ khó khăn đối với những người mới tập vì cột sống sẽ không được dẻo và linh hoạt nên nếu là người mới tập thì bạn đừng cố quá sức, hãy dần dần để cột sống của bạn tập làm quen với động tác này. Và động tác này nếu có thể bạn hãy sử dụng một chiếc thảm Yoga để trải và tập để giữ vệ sinh cho cơ thể nhé.

9. Bridge Pose (Setu Bandha Sarvangasana – Tư thế cây cầu)

Bridge Pose (Setu Bandha Sarvangasana - Tư thế cầu)
Nguồn ảnh: Yoga Journal

Tư thế cây cầu tập trung vào việc cân bằng và cơ bắp ở chân, hông và lưng dưới tác động mạnh mẽ, đồng thời giúp bạn tác động lên vùng vai giúp cải thiện và giảm các triệu chứng đau vai và lưng. Với động tác này bạn sẽ cần một chiếc thảm tập Yoga, vì lưng của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà.

Đối với những người mới bắt đầu tập Yoga sẽ hơi khó khăn khi nâng phần hông lên, vì thế bạn có thể chọn một chiếc gạch tập Yoga để làm đạo cụ hỗ trợ, và khi kết hợp với gạch thì động tác này sẽ trở thành động tác Supported Bridge Pose (Setu Bandha Sarvangasana – Tư thế cây cầu) của loại hình Iyengar Yoga. Khi bạn đã có thể tự nâng phần hông lên thì hãy ngưng sử dụng gạch hỗ trợ nhé.

10. Child’s Pose (Balasana – Tư thế đứa trẻ)

Child's Pose (Balasana - Tư thế đứa trẻ)
Nguồn ảnh: Gaia.com

Tư thế này đòi hỏi bạn phải có một chút kinh nghiệm về Yoga, ngoài ra động tác này cần bạn có một sự dẻo dai nhất định khi gập bụng xuống và chắc chắn một số người mới bắt đầu thì sẽ khó có thể thực hiện. Động tác này bạn phải tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn nên tất nhiên bạn sẽ cần một chiếc thảm để giúp bạn giữ vệ sinh cho cơ thể. Tư thế này sẽ giúp bạn thư giản vùng hông, đùi và mắt cá chân, làm dịu não bộ, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Tổng kết bài viết 10 tư thế Yoga đơn giản cho người mới bắt đầu

Nói là đơn giản nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan với tư thế mà Hebe Yoga vừa với trình bày, hãy tìm hiểu từng động tác, bắt đầu thật chậm rãi và lắng nghe cơ thể mình, những lợi ích mà Yoga mang lại không phải ngày một ngày hai mà là một quá trình luyện tập. Nếu bạn có thời gian hãy ra các trung tâm Yoga để có thể tập luyện một cách bài bản, hơn nữa sự hướng dẫn của các hướng dẫn sẽ giúp bạn tránh các sai sót và kịp điều chỉnh ngay khi bạn tập sai. Chúc bạn có những gì phút tập luyện Yoga thật vui vẻ.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các dụng cụ tập Yoga thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0931.310.269 . Hebe Yoga sẽ tư vấn cho bạn những dụng cụ Yoga tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.

[kc_row _id=”625732″][kc_column width=”12/12″ video_mute=”no” _id=”749624″][techmarket_products_carousel orderby=”date” order=”desc” _id=”136740″ shortcode_tag=”recent_products” ca_responsive=”eyIxIjp7ImNhX3Jlc19icmVha3BvaW50IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3BlcnJvdyI6IjEiLCJjYV9yZXNfc2xpZGVzdG9zaG93IjoiIiwiY2FfcmVzX3NsaWRlc3Rvc2Nyb2xsIjoiIn19″ per_page=”14″ ca_slidesperrow=”7″ ca_slidestoshow=”7″ title=”Dụng cụ tập Yoga”][/techmarket_products_carousel][/kc_column][/kc_row]

Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân cùng cùng sở thích tập Yoga giống bạn nhé, Chúc bạn có những giây phút tập Yoga thật hiệu quả và vui vẻ.

Tổng hợp | Biên tập: Ken Luz 

TOP

Giỏ hàng của bạn 0

RECENTLY VIEWED 0

Login

Password Recovery

Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.