Cân Bằng Tâm Trí Bằng Hơi Thở, Cách Pranayama Hoạt Động Đối Với Cơ Thể Của Bạn

Cân Bằng Tâm Trí Bằng Hơi Thở, Cách Pranayama Hoạt Động Đối Với Cơ Thể Của Bạn

Đầu tiên Pranayama có nguồn gốc từ tiếng Phạn là sự kết hợp của hai từ Prana Và Ayama chính là năng lượng và kiểm soát. Và từ lâu chúng ta đều đã biết yoga và hơi thở có liên hệ mật thiết với nhau. Vậy làm sao để cân bằng tâm trí bằng hơi thở, cách Pranayama hoạt động đối với cơ thể của bạn là như thế nào. Hãy cùng theo chân HabeYoga để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Tóm tắt bài viết: Cân Bằng Tâm Trí Bằng Hơi Thở, Cách Pranayama Hoạt Động Đối Với Cơ Thể Của Bạn

Tìm hiểu về Pranayama và tầm quan trọng của Pranayama

Trước khi đến với bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về Prana, thật sự Prana cũng rất mơ hồ, nên Hebe chỉ tập trung giải thích cho bạn một cách dễ hiểu nhất để bạn có thể hình dũng Prana là gì nhé.

Giải thích Prana thì khó như giải thích Đấng Tối Cao. Prana là năng lượng thâm nhập toàn vũ trụ ở tất cả các mức độ. Prana là năng lượng thể chất, tâm trí, trí tuệ, tình dục, tâm linh và vũ trụ.

Tất cả các năng lượng rung lên đều là prana. Tất cả các năng lượng vật lý như nhiệt, ánh sáng, trọng lực, từ tính và điện cũng là prana.

– Pranayama Dipika của B. K. S. Iyengar

Pra: Thứ nhất, cần cho sinh mạng

Na: Đơn vị căn bản nhất hay nhỏ nhất

Pranayama là gì?

Prana là từ Phạn ngữ có nghĩa là sinh lực hay sức sống. Pra có nghĩa là “đầu tiên” hoặc “cần cho sinh mạng”. Na nghĩa là “đơn vị nhỏ nhất hoặc cơ bản nhất của năng lượng”. Vì vậy, Prana là đơn vị đầu tiên hoặc cơ bản của năng lượng. Prana nhỏ hơn nguyên tử, bởi vì trong mỗi nguyên tử đều có Prana hiện diện như sự sống. Nhưng chừng nào mỗi cá nhân còn chưa nhận ra chân lý này, thì người ta còn tự thấy mình như riêng biệt với phần còn lại của vũ trụ. Thực hành pranayama kích hoạt prana của cá nhân và tăng nó lên một tần số cao hơn.

Thực hành pranayama kích hoạt prana của cá nhân và tăng nó lên một tần số cao hơn.

Nói đơn giản nhất Prana là năng lượng sống cơ bản hỗ trợ cho sinh lý học của cơ thể. Nó đóng vai trò của điện trong một máy điện tử. Prana được chuyển đổi sang những năng lượng khác nhau để thực hiện các hoạt động tinh thần của cơ thể. Bằng cách làm chủ Prana, người ta có thể làm chủ được cơ thể và tâm trí.

Và cụ thể hơn bạn có thể nhìn nhận hơi thở là sự hiện diện của Prana. Khi prana bị ảnh hưởng qua sự thay đổi của hơi thở, tất cả các hoạt động của cơ thể, não, tâm trí và ý thức đều bị ảnh hưởng. Do đó, khi prana được kiểm soát, tâm trí cũng được kiểm soát. Khoa học về làm chủ Prana được gọi là “Pranayama”.

Vậy hơi thở của bạn ảnh hưởng thế nào đến Prana?

Prana đôi khi được coi là đồng nghĩa với hơi thở vì nó cho phép chúng ta trải nghiệm cuộc sống. Và khi bạn gặp một vấn đề cụ thể với một bộ phận nào đó thì tức là bộ phận đó đang thiếu hụt prana.
Cách nhanh và dễ nhất để tăng prana trong cơ thể là thay đổi nhịp thở để thay đổi số lượng và chất lượng không khí vào phổi.
Các văn bản yoga nói về năng lượng chạy dọc theo cột sống có hai đường chính là ida và pingala. Đại diện cho sự dịu dàng uyển chuyển và một bên còn lại đại diện cho nhiệt và sự săn chắc, cứng rắn.
Không khí khi đi qua mũi bên phải sẽ ảnh hưởng đến ida và khi đi qua mũi bên trái sẽ ảnh hưởng đến pingala. Tác động trực tiếp và giúp kiểm soát nguồn năng lượng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là làm dịu, sưởi ấm hay làm nóng và kích thích.
Các kỹ thuật về Pranayama đòi hỏi người tập luôn ở trong tư thế thoải mái, lưng thẳng, hít vào bằng mũi và xuống bụng, thở ra bằng mũi, hơi thở nên chậm và ổn định.
Nó có thể dễ dàng điều chỉnh cảm xúc của chúng ta. Vì vậy học cách điều chỉnh hơi thở chính xác rất quan trọng để tăng prana.

Điều khiển Prana qua hơi thở

Chúng ta có đang thở đúng hay không

Thở là một hành động vô thức mà chúng ta lặp đi lặp lại hàng giây hàng ngày và hàng giờ. Nhưng thật không may, số đông trong chúng ta đều không phải như vậy, đều đang thở sai cách và ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Hơi thở bị ảnh hưởng rất nhiều do cảm xúc, thời tiết, trí tưởng tượng, căng thẳng và chấn thương,… Chúng ta lại vô tình đang hạn chế hơi thở của mình như sử dụng phần ngực trên, bụng dưới hoặc dùng phần trước cơ thể để thở.
Nếu hơi thở bạn ngắn, dễ hụt hơi, dễ mệt mỏi thì bạn nên kiểm tra lại hơi thở của mình. Bằng cách lấy ngón cái bịt mũi bên phải lại và ngón áp út để hờ bên mũi trái và thở ra bằng mũi bên trái. Sau đó làm ngược lại, nhưng hãy nhớ theo dõi hơi thở của mình nhé. Sau đó đánh giá xem bạn thở có đều hay không, nếu không thì chứng tỏ năng lượng âm dương bạn đang bị mất cân bằng.
Yoga dạy chúng ta thở, và dùng tiêu chí để đánh giá chất lượng hơi thở: Hơi thở thiền sinh là hơi thở sâu, mượt mà, im lặng và liên tục. Một hơi thở đúng cách sẽ giúp chúng ta dễ dàng cảm nhận được mọi chi tiết bên trong cơ thể. Bạn nên tập hít chậm vào bằng mũi để cho bụng và khung ngực nở ra sau đó lại nhẹ nhàng và chậm rãi thở ra bằng mũi. Hãy lặp lại điều đó để duy trì năng lượng tốt cho cơ thể bạn nhé.

Các lợi ích mà Pranayama đem đến

  • Thiền nói chung mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích và Pranayama nói riêng cũng vậy. Bên dưới là những lợi ích tuyệt vời khi bạn đã trải nghiệm một gian đủ dài:
  • Giảm căng thẳng, tức giận, lo lắng một cách nhanh nhất.
  • Giúp giảm đau nhanh trong các trường hợp đau đầu nhẹ, nóng.
  • Cải thiện sự tập trung và trí nhớ của người tập.
  • Giúp cho tâm trí luôn giữ được sự bình tĩnh và bình yên.
  • Có thể chữa trị triệu chứng mất ngủ.
  • Hiệu quả trong việc xây dựng sự tự tin.
  • Giúp cân bằng lượng đường trong máu.
  • Phù hợp cho những người bị tăng huyết áp.
  • Tạo điều kiện thuận lợi sinh nở dễ dàng cho phụ nữ mang thai.
  • Âm thanh vo ve tác động tích cực đến hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể.
  • Khá có lợi cho những bệnh nhân Alzheimer.
  • Và nhiều lợi ích khác đang chờ bạn khám phá.

Các lợi ích mà Pranayama đem đến

Hướng dẫn thực hiện thở con ong – Bhramari Pranayama

Hebe Yoga giới thiệu nhanh cho bạn Cách thở này khá hữu ích trong việc điều trị chứng đau nửa đầu, tê liệt. Và hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể thực hiện bài tập này. Và cách thực hiện như sau:

  • Ngồi thoải mái, lưng thẳng trong tư thế xếp bằng.
  • Hít thở nhẹ nhàng đều đặn để cơ thể thoải mái.
  • Mắt và miệng khép lại, nâng hai tay và hai lòng bàn tay lên sao cho hai ngón cái bịt vào tai. Nhớ là không được ấn quá mạnh.
  • Đặt hai ngón tay lên mắt, chặn mũi bằng cách sử dụng các ngón tay.
  • Và bạn hít vào sau đó ngậm miệng lại, tiếp theo bạn lại thở ra bằng miệng nhưng với âm thanh Om.
  • Lặp lại quy trình này.
  • Một số lưu ý khi thực hành:
  • Luôn thực hiện trong tư thế ngồi.
  • Khi bạn đang bị nhiễm trùng tai thì không nên thực hiện kỹ thuật này.
  • Những người mắc bệnh tim mạch không nên nín thở khi thực hiện.
  • Ngón cái nên đặt trên sụn tai không đặt bên trong tai.
  • Không ấn quá mạnh vào sụn tai, ấn nhẹ sau đó thả lỏng tay.
  • Khi tạo ra âm thanh vo ve, bạn nhớ là phải ngậm miệng lại.
  • Đừng ép hơi thở quá, hãy điều chỉnh hơi thở thoải mái.

Tổng kết bài viết cân bằng tâm trí bằng hơi thở, cách Pranayama hoạt động đối với cơ thể của bạn

Vì đây là một khái niệm khá khó và cũng có thể nói là chỉ dành cho những Yogi giàu kinh nghiệm và tìm hiểu Yoga đủ lâu thì mới có thể hiểu được, nếu bạn chăm chỉ tập luyện và kiên trì tìm hiểu Yoga thì bạn có thể nhận thấy được Yoga không chỉ giúp bạn có cơ thể khoẻ mạnh mà còn làm cho bạn nhận thức đúng về thế giới này, cách vũ trụ hoạt động và nhiều điều khác mà bạn không thể ngờ đến.

Theo thời gian bạn sẽ xây dựng cho mình được một chiếc neo vững chắc trong việc điều chỉnh cảm xúc, cải thiện sức khỏe và cân bằng được cuộc sống của mình. Hãy kiên trì đến khi nhận được quả ngọt nhé. Hebe Yoga chúc bạn có những giờ phút tập luyện Yoga vui vẻ.

TOP

Giỏ hàng của bạn 1

RECENTLY VIEWED 0

Login

Password Recovery

Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.