Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu [phần 2]

Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Qua phần 1 thì chúng ta đã tìm hiểu 5 loại hình Yoga cơ bản là Yoga Hatha, Bikram Yoga, Yoga Ashtanga, Vinyasa Yoga và Iyengar Yoga. Và bài viết này chúng ta sẽ khám phá 5 loại hình Yoga còn lại. Chắc chắn bạn sẽ khám phá những hiều thú vị.

Có thể bạn quan tâm

Tóm tắt bài viết: Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu [phần 2]

6. Yoga Therapy – Trị liệu

Thạc sĩ Joseph Le Page đã sáng lập nên Integrative Yoga Therapy (IYT) tại San Francisco vào năm 1993. Ông đã phát triển một chương trình huấn luyện dành cho các huấn luyện viên Yoga, và chương trình này dành riêng cho các trung tâm chăm sóc sức khỏe, tổ chức y tế, các bệnh viện và các trung tâm hồi phục chức năng. Như tiêu đề bạn có thể thấy Yoga Therapy là loại hình duy trì và cải thiện sức khỏe.

Yoga Therapy trị liệu áp dụng tối đa các kỹ thuật Yoga như các bài tập thở, các tư thế nhẹ nhàng và thiền. Tất cả các động tác đều rất cơ bản với độ kéo giãn nhẹ nhàng, tác động lên các bó cơ, giảm căng các khớp xương, cải thiện các chứng đau khớp, đau cơ, giúp cơ thể săn chắc hơn, ngăn ngừa lão hóa nói chung và thoái hóa xương khớp nói riêng và còn là phương pháp để chữa trị các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, bệnh tâm thần, và AIDS..

Loại hình Yoga Therapy - Chữa lành

Le Page cho biết: “Quá trình chữa lành diễn ra thông qua các kết nối với những phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn chúng ta. Chương trình này cũng nhấn mạnh đến quá trình chữa lành một cách chi tiết bằng cách chỉ ra những nhiều mức độ khác nhau của bệnh nhân – từ thể chất, tình cảm, đến tâm hồn của họ. Một ví dụ về việc áp dụng liệu pháp này đó là dạy cho các bệnh nhân bị bệnh tim cách nhận thức rõ ràng hơn về bản thân và tình trạng bệnh của họ ở nhiều cấp độ khác nhau, sử dụng yoga để thay đổi lối, các phương pháp thở, và các tư thế asana phù hợp với tình trạng bệnh, cùng cách hình dung có hiệu quả cho hệ tuần hoàn, và thiền định giúp tập trung vào việc chữa lành trái tim cho họ.”

Phù hợp với:

• Bất cứ ai cần hồi phục sau một chấn thương.
• Tốt cho người mới bắt đầu.
• Nếu bạn thiền định, đây là một thực hành tốt cho bạn.

Nên tránh nếu:

• Bất cứ ai muốn một lớp nhịp độ nhanh hoặc những người không muốn ngồi yên.
• Các bài tập chuyên sau về chữa trị và kết nối với tiềm thức của bạn vì thế bạn cần có huấn luyện viên không thích hợp tập 1 mình ở nhà

7. Yoga Viniyoga – Thể lực toàn thân

Viniyoga là một loại hình Yoga có phương pháp tập luyện vô cùng hữu ích cho phát triển bản thân ở các khía cạnh từ thể chất, tinh thần, và cả trí thông minh. Với phương pháp luyện tập nhẹ nhàng được sáng lập ra bởi T.K.V. Desikachar , các chuỗi tư thế kết hợp với hơi thở được áp dụng tùy theo nhu cầu của mỗi người. Viniyoga là một phương pháp luyện tập kết hợp dành cho nhu cầu của mỗi cá nhân khi họ đang ở đô tuổi trưởng thành và phát triển.

Loại hình Yoga Viniyoga

Kraftsow nói rằng: “Đối với trẻ em, chúng ta nên áp dụng phương pháp luyện tập giúp làm tăng khả năng nhận thức thế giới xung quanh giữ thăng bằng và giúp cho sự phát triển của cơ thể và não bộ. Đối với người lớn, chúng ta nên sử dụng phương pháp luyện tập giúp bảo vệ sức khỏe, thể chất và tinh thần và tăng cường khả năng làm việc. Còn đối với những người lớn tuổi, chúng ta nên áp dụng phương pháp duy trì sức khỏe và giúp tăng cường khả năng nhận thức bản thân.”

Phù hợp với:

• Tất cả mọi người
• Người thích thay đổi các tư thế yoga thường xuyên.
• Người năng động

Nên tránh nếu:

• Người có vấn đề về di chuyển.
• Người đang bị chấn thương
• Bạn muốn tập luyện nhẹ nhàng và chậm.

8. Kundalini Yoga – Phát tiền trí óc

Loại hình Yoga Kundalini Yoga được là loại hình Yoga Tiềm thức và phát triển trí óc, sở dĩ mục đích của loại hình này là đánh thức các giác quan của cơ thể, và dòng chảy năng lượng trong mỗi chúng ta. Loại hình Kundalini điển hình bao gồm thiền, mantra (tụng kinh) và các bài tập thể dục hoặc kĩ thuật thở.Do đó, các bài tập chủ yếu được thực hiện trong tư thế ngồi. Các lớp học có thể gồm những bài phối hợp động tác ngắn hoặc những bài tập mạnh và thậm chí rất vất vả, hoặc những kĩ năng thở như Hơi thở của Lửa (Breath of Fire).

Loại hình Yoga Viniyoga

Những bài tập này thách thức và làm khỏe hệ thần kinh và các tuyến trong cơ thể, đồng thời thử thách ý chí của người tập. Kudanlini cũng giúp cân bằng hệ thống trung tâm năng lượng rất nhạy cảm trong cơ thể và loại bỏ những hành vi và thói quen xấu.

Phù hợp với:

• Bất cứ ai tìm kiếm một kết nối tâm linh “sâu hơn” để thực hành yoga.

Nên tránh nếu:

• Bất cứ ai cảm thấy rằng thực hành này sẽ mâu thuẫn với niềm tin thiêng liêng của họ.
• Bất cứ ai đang tìm kiếm loại hình năng động.

9. Yoga Sivananda – Thư giãn và Sáng suốt

Loại hình Yoga Sivananda

Là phương pháp yoga truyền thống, đặt theo tên vị tổ sư Swami Sivananda, loại hình Yoga Sivanada còn được gọi là yoga của sự hạnh phúc và bình an và Sivanada còn dạy cho chúng ta cách “phục vụ, yêu thương, cho đi, thanh lọc tâm hồn, thiền định, nhận thức.”

Loại hình này lấy sự bình an trong tâm hồn của người tập làm mục tiêu cuối cùng, cách thực hành Sivananda Yoga dựa trên năm điểm chính để người học áp dụng vào đời sống: tập thể dục đúng cách (Asana), hít thở đúng cách (Pranayama), thư giãn đúng cách (Savasana), ăn uống đúng cách (Ăn chay), tư duy tích cực (Vedanta) và thiền định (Dhyana). Vì vậy đến với yoga cổ điển Sivananda cũng là cơ hội để người học rèn luyện cả sức khỏe thể chất và nội tâm, bình thản trước những khó khăn trong cuộc sống. Đây là nền tảng của yoga cổ điển và cũng là điểm khác biệt so với những trường phái yoga khác.

Phù hợp với:

• Những người muốn tìm kiếm bản thân “tôi là ai”
• Những người muốn tìm kiếm sự bình yên, bình thản trước những khó khăn của cuộc sống.
• Nếu bạn thiền định, đây là một thực hành tốt cho bạn.

Nên tránh nếu:

• Bất cứ ai muốn một lớp nhịp độ nhanh hoặc những người không muốn ngồi yên.

10. Yin Yoga – Tập trung

Yin Yoga là trường phái Yoga chậm rãi, nhẹ nhàng do ông Paulie Zink, giáo viên Yoga và chuyên gia võ thuật sáng tạo và phát triển. Với trường phái này, các tư thế được giữ trong thời gian dài khoảng 5 phút/ thế. Với thời lượng này, các chuyên gia tin rằng nó sẽ tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp.

Loại hình Yoga Yin

 

Yin yoga tích hợp các nguyên tắc của hatha yoga và khí công, dựa trên khái niệm âm dương (yin yang) của Đạo giáo. Yin yoga tập trung vào các mô liên kết (dây chằng và gân) chứ không phải là cơ bắp. Nó không tập trung vào việc làm ấm cơ bắp hoặc di chuyển một cách nhanh chóng; thay vào đó, Yin yoga khuyến khích các tư thế thư giãn, tương đối thụ động và thường được thực hiện với đạo cụ. Mỗi tư thế có thể phải giữ (hold) trong vòng năm phút hoặc hơn.

Phù hợp với:

• Tĩnh lặng, cân bằng tâm trí, cơ thể
• Giảm căng thẳng và lo lắng
• Cân bằng các cơ quan bên trong và cải thiện luồng năng lượng qua các kích thích kinh mạch.

Nên tránh nếu:

• Yin yoga đòi hỏi các cơ bắp thả lỏng khi thực hiện việc căng duỗi, vì vậy không phải động tác yoga cũng có thể thực hiện một cách an toàn và hiệu quả khi làm theo phương pháp Yin.

Tổng kết bài viết: kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Thay vì 5 loại hình ở phần 1 tập trung vào cơ thể, cơ bắp… thì 5 loại hình yoga ở phần 2 lại tập trung vào trí tuệ, tinh thần, tịnh tâm và sức mạnh về nội lực. Qua bài viết bạn cũng đã hiểu được mỗi loại hình sẽ có tác dụng khác nhau đối với cơ thể chúng ta và không những tập Yoga để khỏe mạnh mà Yoga còn có tác dụng chữa bệnh, tịnh tâm và tìm ra mục đích sống của mình. Hi vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loại hình Yoga cũng như kiến thức vững chắc để bạn bước vào bộ môn thể thao đầy thú vị này nhé.

TOP

Giỏ hàng của bạn 0

RECENTLY VIEWED 0

Login

Password Recovery

Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.