Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu [phần 1]

Chắc hẵn khi mới bước vào bộ môn Yoga thì huấn luyện viên sẽ tư vấn cho bạn nên tập loại hình Yoga gì để phù hợp với nhu cầu của cơ thể bạn. Nhưng nếu bạn mới tìm hiểu Yoga hoặc bạn muốn tập Yoga tại nhà thì chắc chắn bạn phải đọc bài viết này để hiểu hơn loại hình Yoga là gì từ đó bạn sẽ có kiến thức về Yoga và loại hình cần tập.

Nhưng nếu bạn chưa biết mình muốn gì hoặc muốn tập loại hình nào thì bạn hãy thử qua tất cả và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra loại hình Yoga phù hợp với bạn nhất. Nhưng có một số loại hình đặc thù về dụng cụ Yoga, môi trường tập hoặc là kỹ năng tập vì thế hãy tìm hiểu thật kỹ nhé.

Có thể bạn quan tâm

Tóm tắt bài viết: Kiến thức các loại hình Yoga cơ bản dành cho người mới bắt đầu [phần 1]

1. Yoga Hatha – Cho người mới bắt đầu

Từ “Hatha” là do 2 từ Sanskrit – “ha” có nghĩa là “mặt trời” và “tha” có nghĩa là “mặt trăng”. Tập Hatha Yoga là thấy được một sự cân bằng giữa những điểm riêng của mặt trời và mặt trăng cũng như cân bằng sự đối nghịch trong bản thân mình, từ phía bên phải và bên trái của não bộ.

Yoga Hatha – Cho người mới bắt đầu

Loại hình Yoga Hatha là loại hình được tập phổ biến nhất và bạn có thể dễ dàng tiếp cận ngay từ đầu, đa phần chúng ta được dạy trong các trung tâm. Mục đích của Hatha Yoga là đạt đến sự hợp nhất của trí óc, cơ thể và tâm hồn thông qua những động tác của loại hình này. Hatha Yoga nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cơ thể nhiều hơn.

Bạn có thể cảm thấy những cái lợi của Hatha Yoga ngay từ lúc đầu. Cơ thể có thể thấy thư giãn hơn và trí óc có thể sáng suốt hơn sau chỉ một lần tập.

Phù hợp với:

• Bất cứ ai có vấn đề di chuyển như bị chấn thương.
• Người mới bắt đầu.
• Cao Niên
• Phụ nữ mang thai (với một số chỉnh sửa nhất định)

2. Bikram Yoga (Hot Yoga) – Cho người muốn giảm cân

Bikram Yoga còn được gọi là Hot Yoga. Đây là trường phái yoga được bậc thầy yoga là Bikram Choudhury sáng tạo ra và phổ biến. Bikram yoga gồm có 26 tư thế luyện tập và hai kiểu thở. Bikram yoga có mức độ luyện tập từ tương đối đến nặng và được thực hiện trong một căn phòng rất nóng để kích thích toát mồ hôi. Đây cũng là một cách gián tiếp làm tiêu hao nhiệt lượng trong cơ thể, giảm cân cũng như giải trừ độc tố.

Bikram Yoga (Hot Yoga) – Cho người muốn giảm cân

Luyện tập Loại hình Yoga Bikram Yoga rất tốt cho hệ tim mạch vì chúng khỏe mạnh và săn chắc các nhóm cơ trong khi vẫn tịnh tâm và thư giãn. Những lợi ích nổi bật của Hot Yoga là giúp giảm cân, làm săn chắc cơ thể, giảm stress, khử độc trong cơ thể bằng nhiệt. Tập luyện thường xuyên sẽ làm tăng sự cân bằng và hòa hợp giữa tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, Bikram yoga cần thời gian dài để thấy được hiệu quả.

Những người thích yoga nóng thì rất tin tưởng trường phái này, nhưng những người khác thì lại cảm thấy điều kiện nóng nực tạo cho họ cảm giác không thoải mái, sức nóng khiến họ không thể tập trung luyện tập được và vài trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ. Vì thế, để biết mình có phù hợp hay không, bạn cần phải thử trước.

Phù hợp với:

• Những người muốn giảm cân và đào thải độc tố trong cơ thể.
• Mục đích tiêu hao mỡ để có cơ thể gọn gàng.

Chú ý:

• Bikram yoga cần thời gian dài để thấy được hiệu quả.
• Do môi trường luyện tập nóng nên sẽ không phù hợp với một số người.

3. Yoga Ashtanga (Power Yoga) – Giải độc cơ thể và tiêu hao mỡ

Được giới thiệu bởi bởi thầy K. Pattabhi Jois, ông sống ở Mysore, Ấn Độ, loại hình yoga Ashtanga hay còn gọi là Power Yoga rất được ưa chuộng hiện nay với một loạt các tư thế tuần tự có nhịp độ nhanh và mạnh mẽ, cũng như giống về chức năng là giải độc cơ thể và tiêu hao mỡ nhưng Yoga Ashtanga là loại hình tập luyện chủ động hơn.

Yoga Ashtanga (Power Yoga) - Giải độc cơ thể và tiêu hao mỡ

Hệ thống Yoga Ashtanga được dựa trên sáu tư thế theo độ khó tăng dần, cho phép người tập tập theo tốc độ của riêng họ. Trong lớp, bạn sẽ được dẫn dắt không ngừng thông qua một hoặc nhiều bước. Không có thời gian để điều chỉnh – bạn sẽ được khuyến khích để thở khi bạn chuyển từ tư thế này sang tư thế khác. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ đổ rất nhiều mồ hôi và rất mệt đấy.

Phù hợp với:

• Những người năng động thích hoạt động nhanh.
• Mục đích giải độc cơ thể và tiêu hao mỡ.

Chú ý:

• Không thích hợp nếu bạn bị chấn thương vai, khớp…
• Không thích hợp với những người mới tập.

4. Vinyasa Yoga – loại hình Yoga kết nối

Nếu Power Yoga đặc thù là nhanh nhẹn và mạnh mẽ thì loại hình Yoga Vinyasa kết nối giữa chuyển động và hơi thở tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Theo tiếng Ấn Độ, từ Vinyasa có nghĩa là “kết nối”. Bạn có thể kết hợp chuỗi động tác từ chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng và duỗi cơ ở tư thế ngồi. Mỗi buổi tập với loại hình Vinyasa Yoga sẽ kết thúc bằng tư thể nghỉ ngơi. Không có khuôn phép quá khắc khe hay chuỗi động tác nào đặc biệt trong lớp tập Vinyasa. Mỗi chuỗi yoga được hình thành dựa trên nhu cầu cũng như sức sáng tạo của giáo viên khi kết hợp các thế yoga với một cách nhuần nhuyễn và logic.

Vinyasa Yoga - loại hình Yoga kết nối

Ngoài ra, ở lớp tập vinyasa, các giáo viên có thể xây dựng một bài tập thiên về tinh thần nhiều hơn khi kết hợp giữa các bài tập thở, niệm chú (Om chanting) và thiền. Tuỳ thuộc vào từng cấp độ, Loại hình Yoga Vinyasa yoga có thể ở mức độ nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ. Nếu bạn là người mới tập, hãy thử tập những chuỗi động tác nhẹ nhàng sau đó hãy thử thách ở những lớp tập nâng cao, khó hơn.

Phù hợp với:

• Những người mới tập Yoga
• Mục đích thư giản, thiền định và tịnh tâm.

Chú ý:

• Không phù hợp với những người năng động hoặc kết hợp với âm nhạc

5. Iyengar Yoga – Xây dựng sức mạnh và cân bằng

Loại hình Yoga Iyengar Yoga là một trường phái yoga được xây dựng dựa trên sự đồng nhất của cơ thể, động tác và tâm trí (alignment). Song lớp tập Iyengar Yoga lại không theo chuỗi như Vinyasa.

Iyengar Yoga - Xây dựng sức mạnh và cân bằng

Những động tác trong Iyenga được giữ lâu hơn. Đồng thời, sau mỗi nhịp thở, bạn lại ép động tác sâu thêm một chút nữa. Giáo viên sẽ sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ như thảm tập Yoga, khăn trải thảm, gạch, dây tập Yoga… Trong quá trình tập để đảm bảo bạn thực hiện đúng tư thế và đúng động tác. Thường thì, bài tập Iyengar sẽ cần giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết nên nếu ở những lớp học đông không nên áp dụng bài tập này, và cũng không nên tập tại nhà nếu bạn chưa biết nhiều về Yoga. Tập luyện Iyengar sẽ giúp xây dựng sức mạnh, sự nhanh nhẹn và cân bằng.

Phù hợp với:

• Xây dựng sức mạnh, sự nhanh nhẹn và cân bằng.

Chú ý:

• Bạn muốn có một lớp nhịp độ nhanh thì không thích hợp.
• Không nên tập tại nhà vì đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mĩ của các động tác.

Vậy là phần 1 chúng ta đã tìm hiểu 5 loại hình Yoga cơ bản, nhưng bạn đừng chọn vội một loại hình nào cả vì qua phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp các loại hình Yoga còn lại, và chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những điểm hay và thú vị của tất cả loại hình mà lựa chọn cho phù hợp nhé.

 

TOP

Giỏ hàng của bạn 1

RECENTLY VIEWED 0

Login

Password Recovery

Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.