Các động tác cơ bản của loại hình Power Yoga

Nếu như bạn đã đọc qua bài viết loại hình Power Yoga thì bạn cũng đã biết được lợi ích, cũng như những điều kiện về sức khỏe và tinh thần được chuẩn bị thật kỹ trước khi bắt đầu thử loại hình này, và nếu bạn quan tâm đến loại hình Power Yoga thì hôm nay Hebe Yoga sẽ giới thiệu cho bạn 5 động tác cơ bản của loại hình Power Yoga, để xem bạn có thích hợp với Power Yoga không nhé.

Power Yoga là chuỗi kết hợp các chuyển động nhanh và kiểm soát hơi thở. Một hình thức luyện tập căng thẳng kết hợp tâm trí và cơ thể, giúp tăng sức chịu đựng, đòi hỏi sức mạnh và sự ổn định của tinh thần. Các giai đoạn trong Power Yoga được thực hiện từng bước một và liên tiếp nhau và chúng sẽ dần dần thách thức sức mạnh của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Tóm tắt bài viết: Các động tác cơ bản của loại hình Power Yoga

Boat Pose (Tư thế con thuyền – Navasana)

Tư thế này đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng giữ thăng bằng thật tốt và các nhóm cơ sẽ bị ảnh hưởng nhiều là bụng, đùi. Và điểm quan trọng trong tư thế này là các cơ lưng và chân của bạn sẽ được nâng lên và giữ thăng bằng thật tốt và tạo cảm giác bạn giống như bị lơ lững trong không khí. Nếu bạn là người mới tập Yoga thì lần đầu tiên sẽ rất khó khăn thậm chí là không tập được, nhưng đây là một trong những động tác khó của loại hình Power Yoga nên có thể bạn phải mất vài buổi để có thể tập được và đúng cách.

Boat Pose (Tư thế con thuyền - Navasana)
Boat Pose (Tư thế con thuyền – Navasana) | Nguồn hình ảnh: Journial Yoga

Một mẹo cho người mới bắt đầu khi tập động tác này, bạn hãy sử dụng bất cứ một cái gì để có thể làm điểm tựa và giữ được thăng bằng trước đã, ví dụ là một cái ghế, hoặc dây đai tập yoga hoặc thậm chí là một cái tường. Một khi đã có điểm tựa hãy cố gắng tập chậm và đúng như người hướng dẫn mô tả sau đó dần bạn sẽ quen và có thể tự tập mà không cần những dụng cụ hỗ trợ. Nếu bạn cố ý tập nhanh hoặc không có điểm tựa ngay lần đầu tiên thì bạn có thể bị mỏi cổ hoặc thập chí là chấn thương vùng cổ và những vùng được tác động.

Lợi ích của Navasana

  1. Cải thiện vùng bụng, hông và cột sống
  2. Kích thích thận, tuyến giáp và tuyến tiền liệt, và ruột
  3. Giúp giảm stress
  4. Cải thiện tiêu hóa

Những người không nên tập tư thế này:

  • Những người bị bệnh bệnh hen suyễn
  • Đau đầu
  • Vấn đề tim mạch
  • Huyết áp thấp
  • Hành kinh
  • Phụ nữa đang mang thai

Warrior I (Tư thế chiến binh I – Virabhadrasana I)

Nếu bạn tập Yoga lâu thì bạn sẽ nghe đến các động tác như tư thế chiến binh I, chiến binh II, chiến binh III… và tư thế chiến binh I nằm cho chuỗi series các động tác chiến binh. Các tư thế chiến binh (Virabhadrasana) được đặt tên theo người chiến binh trong thần thoại Virabhadra mang ý nghĩa của sức mạnh và sự uy dũng rất thích hợp cho loại hình Power Yoga, mạnh mẽ và uy quyền.

Warrior I (Tư thế chiến binh I - Virabhadrasana I)
Warrior I (Tư thế chiến binh I – Virabhadrasana I) | Nguồn hình ảnh: Journial Yoga

Tư thế chiến binh cung cấp cho bạn một bài tập toàn thân, nhưng sẽ tập trung trọng tâm ở đầu gối và mắt cá chân, cơ bắp cánh tay và lưng cũng như các vùng cơ xung quanh hông.

Một điểm chú ý của động tác này là bạn nên nhìn thẳng và hơi chếch lên phía trên vì nếu ngước đầu lên trong thời gian dài thì bạn sẽ có cảm giác chóng mặt hoặc tổn thương vùng cổ.

Tư thế chiến binh không chỉ đơn giản là một cái tên mà trong cái tên này hướng đến cho bạn một lý tưởng cho những ai tập nó, một “chiến binh tâm linh” chiến đấu với kẻ thù vô hình là sự đau khổ của chúng ta.

Lợi ích của Virabhadrasana I

  1. Tác động ngực và phổi, vai và cổ, bụng, háng
  2. Giúp săn chắc vai và cánh tay, và các cơ bắp của lưng
  3. Cải thiện đùi, bắp chân và mắt cá chân

Những người không nên tập tư thế này:

  • Người có vấn đề ở đùi, đầu gối, lưng hay vai thì phải cẩn thận khi thực hiện tư thế này.
  • Đang trong giai đoạn hành kinh
  • Phụ nữa đang mang thai
  • Có vấn đề về huyết áp

Tiger in Plank Pose (Hổ vươn mình – Vyaghrasana)

Nghe trong động tác này có từ tiger thì chúng ta cảm nhận được động tác này sẽ rất mạnh mẻ, tư thế Vyaghrasana giống như kéo dài cơ thể hoặc vươn người giống như một con hổ mới thức giấc, bằng cách kéo dài và uống con cột sống, tư thế này có tác dụng làm nới lỏng các khớp xương sống, hông và chân và tác động đến các dây thần kinh cột sống. Khi bạn thực hiện động tác này thì sẽ tạo sự tác động lên các cơ bên dưới như dụng có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa và tăng khả năng tình dục, làm săn chắc các cơ bắp ở những khu vực này.

Tiger in Plank Pose (Hổ vươn mình - Vyaghrasana)
Tiger in Plank Pose (Hổ vươn mình – Vyaghrasana) | Nguồn hình ảnh: Journial Yoga

Phụ nữ sau khi mang thai nên thường xuyên thực hành Vyaghrasana để cải thiện vùng bụng và eo đễ nha chóng lấy lại vóc dáng. Và nếu bạn là dân văn phòng và ngồi cả ngày trên ghé thì động tác này sẽ giúp bạn rất nhiều vì Vyghrasana sẽ thư giản cơ bắp của bạn và nới lỏng các khớp xương sống, hông và chân.

Cũng giống 2 tư thế trên bạn nên nhìn thẳng hoặc hơi chếch lên một chút không nên ngẩng đầu quá cao.

Lợi ích của Vyaghrasana

  1. Tác động lên thần kinh cột sống, thư giãn các dây thần kinh hông và làm giảm đau thần kinh tọa
  2. Thường xuyên thực hành tư thế này làm giúp thư giản hông, khớp lưng, kéo căng các cơ bụng và giảm mỡ vùng hông và đùi.
  3. Cải thiện hệ tiêu hóa và giúp sức khỏe bụng phù hợp
  4. Kích thích lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
  5. Giúp phụ nữ sau khi sinh cải thiện vóc dáng
  6. Cải thiện khả năng tình dục.

Những người không nên tập tư thế này:

  • Có vấn đề về huyết áp
  • Đau thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương ở vùng, cổ tay, đầu gối, cổ, lưng hoặc vai.

Side Plank Pose (Tư thế giữ thăng bằng nghiêng – Vasisthasana)

Cũng như động tác navasana, Vasisthasana đòi hỏi bạn phải giữ thăng bằng thật tốt, ngoài ra nó còn đòi hỏi bạn có sức mạnh vì áp lực của toàn bộ phần trên sẽ tác động vào vùng cánh tay và vùng cánh tay sẽ đảm nhiệm cả giữ thăng bằng lẫn giữ trọng lượng cơ thể. Và đây là một trong những động tác khó nhất của loại hình Power Yoga vì không những chúng đòi hỏi sức mạnh mà còn sự cẩn thận vì nếu trong lúc tập luyện bạn không cẩn thận thì tình trạng xảy ra chấn thương là rất cao.

Side Plank Pose (Tư thế giữ thăng bằng nghiêng - Vasisthasana)
Side Plank Pose (Tư thế giữ thăng bằng nghiêng – Vasisthasana) | Nguồn hình ảnh: Journial Yoga

Người mới bắt đầu thường có một thời gian khó khăn duy trì tư thế này, ngay cả với lòng bàn chân đã ép vào tường để làm điểm tựa và giữ thăng bằng. Vì thế trước khi bắt đầu động tác này bạn nên thả lỏng cơ thể và tập trung vào vùng đùi, chân và quan trọng nhất là cánh tay. Có thể bạn phải mất vài buổi tập để có thể thự hiện được động tác này nên bạn không nên quá vội vàng mà bị chấn thương ngoài ý muốn.

Lợi ích của Vasisthasana

  1. Cơ bắp vùng cánh tay, bụng và chân sẽ được săn chắc
  2. Giúp cổ tay vững chắc
  3. Massage lưng của chân
  4. Cải thiện khả năng tập trung và giữ thăng bằng
  5. Giảm căng thẳng, đau đầu, mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa và đau lưng

Những người không nên tập tư thế này:

  • Chấn thương cổ tay, khuỷu tay hoặc vai.
  • Phải thật cẩn thận không nên chủ quan vì những Yogi mới tập thường sẽ bị chấn thương rất cao

Three Legged Downward Dog (Tri Pada Adho Mukha Svanasana)

Đây là động tác có thể nói là dễ nhất trong các động tác về loại hình Power Yoga, nói dễ nhất nhưng bạn cũng không được chủ quan vì đã được đưa vào Power Yoga thì cũng sẽ có độ khó nhất định rồi. Động tác này chủ yếu tập trung vào thăng bằng và cổ tay giống Side Plank Pose (Vasisthasana) nhưng thay vì một tay như Vasisthasana thì động tác này sẽ tác động lên cả 2 cổ tay vì thế trọng lượng cơ thể sẽ được trãi đều và điểm quan trọng là khi nhất một chân lên và điều này đòi hỏi bạn phải giữ thăng bằng tốt.

Three Legged Downward Dog (Tri Pada Adho Mukha Svanasana)
Three Legged Downward Dog (Tri Pada Adho Mukha Svanasana) | Nguồn hình ảnh: Journial Yoga

 

Một điểm chú ý khi bạn tập động tác này là bạn nên đo khoảng cách từ phần hông đến cố tay và phần eo đến chân trụ có đều nhau không , nếu đều nhau thì trọng lượng cơ thể sẽ được trãi đều cho tất cả các bộ phận. Điều này sẽ giúp bạn giữ thăng bằng tốt và không mỏi cổ tay hoặc chân nếu tập lâu. Và tất nhiên bạn phải kết hợp với hơi thở thật tốt để động tác này mang lại lợi ích cao nhất.

Một khi động tác này bạn tập nhuần nguyễn thì bãn sẽ dễ dàng tập các tư thế như Warrior III , Standing Splits và Handstands

Lợi ích của Tri Pada Adho Mukha Svanasana

  1. Cơ bắp vùng cánh tay, bụng và chân sẽ được săn chắc
  2. Giúp cổ tay vững chắc
  3. Massage lưng của chân
  4. Cải thiện khả năng tập trung và giữ thăng bằng
  5. Giảm căng thẳng, đau đầu, mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa và đau lưng

Những người không nên tập tư thế này:

  • Chấn thương cổ tay, khuỷu tay hoặc vai.
  • Phải thật cẩn thận không nên chủ quan vì những Yogi mới tập thường sẽ bị chấn thương rất cao

Tổng kết bài viết các động tác cơ bản của loại hình Power Yoga

Những động tác trên đây chỉ là những động tác cơ bản của loại hình Power Yoga, bạn hãy nhớ rằng đây là loại hình khó và cần thời gian dài để tập luyện nếu quá vội vàng hoặc tập sai sẽ dẫn đến những chấn thương rất nghiêm trọng. Và cũng giống như mỗi loại hình Yoga sẽ có ý nghĩa riêng và Power Yoga rèn luyện ý chí, sức mạnh và tinh thần hãy vững bước với cuộc sống như một chiến binh mạnh mẽ. Hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức về loại hình Power Yoga, và nếu loại hình này không phù hợp với bạn thì bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới nhé.

TOP

Giỏ hàng của bạn 0

RECENTLY VIEWED 0

Login

Password Recovery

Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.