Bạn đang bận rộn. Trong cuộc đua hoàn thành danh sách các nhiệm vụ dường như không bao giờ kết thúc, bạn tăng tốc và đa nhiệm trong khi suy nghĩ về những gì sắp tới hoặc sống trong những gì vừa xảy ra. Thông qua tất cả, bạn bỏ lỡ thời điểm hiện tại.
Bạn có thể biết và nhận thức được việc đó là không tốt nhưng bạn không thể thay đổi vòng quay của cuộc sống hiện tại. Hoặc nhiều lúc bạn tìm kiếm sự giúp đỡ trên mạng internet, trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc thông qua trị liệu chuyên nghiệp. Và bất kể bạn chuyển qua phương pháp nào thì quy chung mọi thứ bạn cần làm, và một giải pháp có thể khả thi nhất, đó là chánh niệm.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: 7 lợi ích khi thực hành chánh niệm đối với sức khoẻ
Thiền và chánh niệm có giống nhau?
Đầu tiên và là quan trọng nhất là phải có một nhận thức rằng mặc dù chánh niệm và thiền định đan xen, và thậm chí có thể được kết hợp, chúng không hoàn toàn giống nhau. Mặc dù cả 2 đều có những lợi ích cho sức khoẻ, tuy nhiên trong khi bạn phải thực tập chánh niệm để thiền, bạn không phải thiền để thực tập chánh niệm. Tại sao?
Thiền thường là một thực hành chính thức, ngồi, tập trung vào bên trong để tăng sự bình tĩnh, tập trung và điều tiết cảm xúc. Hơi thở, hình dung và sử dụng các câu từ, hoặc niệm thường được sử dụng trong khi thiền. Thiền thường được thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể.
Mặt khác, chánh niệm là thực hành tập trung sự chú ý của bạn vào thời điểm hiện tại, bất kể bạn đang ở đâu và đang làm gì. Không có hình thức hoặc thời gian thiết lập; bạn chỉ đơn giản là tập trung vào đây và bây giờ. Đó là lối sống. Và đó là một trong những tăng cường sức khỏe. Nếu bạn đang tìm kiếm một danh sách các lợi ích chánh niệm, bạn đã đến đúng nơi.
Sự khác biệt giữa Thiền và Chánh niệm là gì?
1. Hạnh phúc hơn
Một nghiên cứu của Harvard được thực hiện bởi hai nhà tâm lý học cho thấy khoảng 47% số giờ thức giấc của bạn được dành để suy nghĩ về những thứ khác ngoài những gì bạn đang làm. Các nhà tâm lý học xác định rằng nếu bạn có phép tâm trí của mình đi suy nghĩ nhiều về quá khứ, lo lắng cho tương lai hay bất cứ điều gì làm bạn lo lắng thì bạn chỉ nhận được một cảm xúc đó là: bất hạnh.
Và thực hành chánh niệm có thể giúp bạn phản ứng bình tĩnh hơn với các căng thẳng, giảm trầm cảm, giảm bớt lo lắng và nói chung khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn . Và nghiên cứu cho thấy những cảm xúc tích cực có thể giúp bạn sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
2. Cải thiện nhận thức
Ngày nay chúng ta tiếp nhận nhiều thông tin hơn mỗi ngày do thời đại công nghệ thông tin, mãng xã hội khiến chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của thông tin. Điều đó dẫn đến bộ não đã không tiến hóa để xử lý khối lượng dữ liệu tăng lên, điều này có thể khiến bạn cảm thấy quá tải, không thể tập trung và đôi khi hay quên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chánh niệm có thể giúp ích có bạn trong cuộc sống hỗn loạn này. Trên thực tế, trong một nghiên cứu, 24 người tham gia không có kinh nghiệm hoặc thực hành thiền định hay chánh niệm, được đánh giá một loạt qua các bài kiểm tra tâm trạng, lời nói, hình ảnh và trí nhớ làm việc. Chỉ sau bốn buổi đào tạo về thiền chánh niệm, những người tham gia đã cho thấy một khả năng nâng cao để duy trì sự chú ý và xử lý thông tin hơn rất nhiều so với lúc họ không thực hành chánh niệm.
Trong một thử nghiệm lâm sàng trên những người mắc bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành bốn nhóm. Một nhóm học thiền chánh niệm, một nhóm khác nhận được liệu pháp kích thích nhận thức và nhóm thứ ba học một kỹ thuật thư giãn. Nhóm thứ tư là nhóm kiểm soát tự nhiên, không qua liệu pháp gì cả. Trong suốt hai năm, những người tham gia đã được kiểm tra nhận thức một cách thường xuyên. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhóm tham gia đào tạo chánh niệm đã cho thấy những cải thiện mạnh mẽ nhất về điểm số nhận thức.
3. Chống lại bệnh tật / Cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh
Bệnh tim vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ và một số nước phát triển, do cuộc sống hối hã, và chiếm khoảng một phần tư số ca tử vong mỗi năm. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, những người bị tăng huyết áp được yêu cầu thay thế điều trị bằng thuốc bằng các kỹ thuật chánh niệm hoặc thư giãn. Những người tham gia thực hành chánh niệm cho thấy huyết áp giảm nhiều hơn so với những người học thư giãn cơ tiến bộ.
Chánh niệm cũng đã được liên kết với một hệ thống miễn dịch được tăng cường, đó là sự bảo vệ chính của cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập, nhiễm trùng và các bệnh như ung thư. Một nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV cho thấy chánh niệm tăng mức độ tế bào T hoặc hoạt động của tế bào T (tế bào T là một loại tế bào lympho tích cực tham gia phản ứng miễn dịch).
Một nghiên cứu khác cho thấy thiền chánh niệm đã cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tác động tiêu cực của bùng phát ở những người bị viêm đại tràng, một số bệnh tiêu hóa đặc trưng bởi viêm niêm mạc bên trong đại tràng.
4. Cải thiện mối quan hệ của bạn
Thực hành chánh niệm có thể giúp bạn bồi dưỡng và cải thiện các mối quan hệ. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chánh niệm có thể cải thiện khả năng giao tiếp, cảm nhận sự đồng cảm và lắng nghe người khác một cách tích cực hơn. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thực hành chánh niệm có thể giúp chúng ta ít phản ứng hơn khi đối mặt với các xung đột không cần thiết.
Và việc cải thiện cho mối quan hệ của bạn cũng sẽ giúp cho chúng ta điều tiết cảm xúc tích cực mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe tốt hơn. Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng việc thiếu các mối quan hệ chất lượng và sự mất kết nối xã hội nói chung cũng có hại như béo phì, không hoạt động thể chất và hút tới 15 điếu thuốc mỗi ngày.
5. Ăn ít và lành mạnh hơn
Ăn uống không tập trung trước TV, máy tính hoặc màn hình điện thoại thông minh hoặc ăn vội vàng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn và tăng cân. Việc bạn ăn chậm, thưởng thức và tập trung vào thức ăn của bạn thông qua chánh niệm có thể giúp bạn kiểm soát lượng ăn vào, theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ . Ăn uống chánh niệm tập trung vào thức ăn trong miệng, nhai kỹ, nuốt chậm và hình dung những gì cần để sản xuất bữa ăn (ví dụ: trồng trọt, thu mua, khâu chuẩn bị, nấu nướng…) và biết ơn vì chúng ta có một bữa ăn ngon.
Ăn uống chánh niệm cũng khuyến khích bạn ăn chậm. Sau khi bạn bắt đầu ăn, phải mất khoảng 20 phút trước khi bộ não của bạn gửi đi thông điệp đầy đủ đến cơ thể.
Khi bạn đang vội vàng, bạn cũng có nhiều khả năng ăn những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ như các thức ăn nhanh, thậm chí chỉ ăn qua loa không suy nghĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì thế lập kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn lành mạnh trong những lúc bạn ít bận rộn và sắp xếp thời gian để ăn, đặc biệt là trong tuần làm việc bận rộn, sẽ giúp bạn tránh đưa các thức ăn không tốt vào cơ thể.
6. Cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn
Một giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấc ngủ ngon thúc đẩy khả năng phục hồi tinh thần và cảm xúc. Thiếu ngủ, gây khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi…
Một nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng trong khi ngủ, một số liên kết thần kinh hoặc các kết nối trong não sẽ bị phá huỷ, thay vào đó cho phép sự tăng trưởng của các liên kết và kết nối mới được thực hiện vào ngày hôm sau, điều này lý giải tại sao chúng ta có cảm giác khoẻ khoắn và cơ thể, não bộ cũng khoẻ hơn sau một giấc ngủ ngon.
Đó là lý do tại sao chánh niệm và thiền chánh niệm có thể giúp ích cho bạn, hỗ trợ cho bạn giấc ngủ tốt hơn. Một nghiên cứu về người lớn tuổi được chẩn đoán bị rối loạn giấc ngủ cho thấy một khóa đào tạo sáu tuần về kỹ thuật chánh niệm đã cải thiện chất lượng giấc ngủ nói chung của họ.
Nếu bạn đang khó ngủ hoặc bạn thức dậy vào giữa đêm, cảm thấy không thể ngủ lại được, hãy thử tập trung vào cảm giác đầu của bạn trên gối, sự ấm áp của chăn trên cơ thể. Hãy thử hít một hơi dài và sâu, và tập trung vào việc lặp lại một từ hoặc cụm từ tích cực như, tôi đang cảm thấy thật thư giản và thở ra mọi căng thẳng có trong đầu. Nếu tâm trí của bạn bắt đầu kích hoạt và thu hút sự chú ý của bạn ở nơi khác, thì không sao. Nhẹ nhàng đưa mình trở lại và lặp lại cụm từ của bạn.
7. Tận hưởng khoảnh khắc tình dục tốt hơn
Căng thẳng, lo lắng và một tâm trí xao lãng có thể cản trở bạn tận hưởng tình dục. Nếu tâm trí của bạn ở một nơi khác, bạn cảm thấy áp lực, rất có thể bạn sẽ không tận hưởng từng khoảnh khắc của trải nghiệm tình dục, chứ đừng nói đến cực khoái.
Và lúc đó bạn cần thực hành chánh niệm và nhận thức khoảnh khắc hiện tại có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường sự thích thú của bạn về tình dục. Bạn cảm nhận được chính mình, đối tác và những điều xảy ra xung quanh, nơi cả hai bạn cảm thấy thoải mái, điều này có thể làm cải thiện sự thân mật của bạn và dẫn đến tình dục tốt hơn. Nghiên cứu của nhà tâm lý học Lori A. Brotto cho thấy cách thực hành chánh niệm có thể nuôi dưỡng những trải nghiệm tình dục thỏa mãn hơn và giúp bạn hạnh phúc hơn.
Tổng kết bài viết 7 lợi ích khi thực hành chánh niệm đối với sức khoẻ
Như Hebe đã trình bày trong bài viết, chánh niệm và thiền định không chỉ giúp bạn có nhiều lợi ích về thể chất, tinh thần, sức khoẻ… Mà còn giúp bạn sống trọng vẹn trong từng phút giây ở hiện tại, không quá khó để thực hiện chánh niệm, chỉ cần bạn tập trung vào những điều bạn đang làm và hết mình hết trong mọi thao tác, hành động bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc đến từ những điều đơn giản tưởng chừng như không thể. Hebe Yoga chúc bạn có những giây phút tập luyện vui vẻ.